Tăng cường giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy

0:00 / 0:00
0:00
Ma túy không chỉ ảnh hưởng riêng cá nhân người nghiện, làm sức khỏe giảm sút, mất khả năng lao động hay học tập, tổn hại tinh thần. Vấn nạn ma túy còn gây ảnh hưởng nặng nề cho cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn khác như trộm cắp, mại dâm…
Các loại ma túy mới xuất hiện ngày càng nhiều, giá rẻ, dễ cất giấu khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát. Ảnh minh họa
Các loại ma túy mới xuất hiện ngày càng nhiều, giá rẻ, dễ cất giấu khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát. Ảnh minh họa

Sự phát triển, hội nhập của kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học, công nghệ kéo theo tình hình hoạt động phức tạp của tội phạm, trong đó có tội phạm về ma túy.

Tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp

Hiện nay, các đối tượng phạm tội sản xuất ra nhiều loại ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần mới với đặc điểm gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ cất giấu. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng, rầm rộ về số lượng của các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke,… với các “độc chiêu” lôi kéo, giữ khách ngày càng tinh vi, cuốn người chơi (đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên) vào những cuộc chơi, vòng xoáy sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện. Thực trạng này kéo theo nhu cầu mua bán ma túy ngày càng tăng cao.

Các vụ án tàng trữ, mua bán, vận chuyển, thậm chí cả sản xuất ma túy số lượng lên tới hàng tạ được phát hiện, đấu tranh triệt phá trong một vài năm gần đây khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Thủ đoạn ngụy trang, che giấu ma túy cũng ngày càng tinh vi. Các đối tượng tội phạm ngang nhiên gửi ma túy qua đường sắt, đường thủy, đường hàng không, bất chấp sự kiểm soát gắt gao của lực lượng chức năng.

Tội phạm ma túy không chỉ có nam giới liều lĩnh. Trong nhiều đường dây ma túy bị phát hiện, dư luận vừa phẫn nộ vừa xót xa bởi có sự tham gia của những cô gái xinh đẹp, những bà mẹ tuổi đời còn rất trẻ, sẵn sàng đánh đổi tương lai của bản thân mình và những đứa con nhỏ, gieo rắc cái chết trắng cho bao người khác, để lại hệ lụy nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.

Tình hình người nghiện ma túy vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ. Đặc biệt, có sự thay đổi về loại ma túy sử dụng; người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càng phổ biến, gây khó khăn trong công tác quản lý, tổ chức cai nghiện.

Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 12/2020, cả nước có trên 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp chiếm khoảng 70%-80% trong số người nghiện. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, tỷ lệ sử dụng ma túy tổng hợp lên đến 80%-90% trong tổng số người nghiện. Đáng báo động là việc sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần gây rối loạn tâm thần, “ngáo đá” dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật và các vụ án giết người gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân.

Trong khi đó, việc xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay chưa đủ sức răn đe; công tác lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc còn nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thủ tục thực hiện.

Biện pháp phòng, chống tệ nạn ma túy hiệu quả

Trong “Tháng hành động phòng chống ma túy năm 2021”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống ma túy.

Theo đó, cả nước đang tập trung triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy với nhiều đổi mới, bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng.

Văn bản của Thủ tướng Chính phủ triển khai “Tháng hành động phòng chống ma túy” năm nay mang tính chỉ đạo cụ thể hóa đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phòng, chống ma túy theo Chỉ thị 36-CT/TW và chương trình hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ, chuẩn bị cho việc thi hành Luật phòng chống ma túy vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Để phòng chống tệ nạn sử dụng ma túy đạt hiệu quả cao, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Gia đình phải thường xuyên quan tâm giáo dục con, em. Cha mẹ thương con nhưng không được nuông chiều quá mức; ngược lại cũng không nên quá khắt khe, mắng chửi, đánh đập, sỉ nhục con cái.

Phải quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt con em trong những khó khăn, vướng mắc của cuộc sống. Tạo môi trường gần gũi giữa cha mẹ và con cái, quan tâm, giám sát chặt chẽ giờ giấc học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè của con em mình. Nên mềm mỏng nhưng cương quyết khuyên bảo con em mình tránh xa bạn bè xấu.

Khi phát hiện con em mình nghiện ma túy, cha mẹ phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, giải thích tác hại của ma túy cũng như khuyên nhủ con em mình không nên tiếp tục sử dụng ma túy. Đồng thời phải báo cáo, trao đổi với chính quyền địa phương để được giúp đỡ, hướng dẫn tổ chức cai nghiện cho con em mình, không nên bao che, giấu diếm.

Đối với các đoàn thể và tổ chức xã hội như: Hội Liên hiện phụ nữ; Đoàn Thanh niên; Hội Cựu chiến binh… nên thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đạo đức công dân, kỹ năng sống… giúp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết hậu quả tác hại do ma túy gây ra. Qua đó, có biện pháp chủ động phòng ngừa, biết cách phát hiện sớm người thân có sử dụng ma túy.

Tham gia tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho những người nghiện ma túy nhẹ, đảm nhận việc giáo dục những người lầm lỗi liên quan đến ma túy, quản lý và giúp đỡ những người sau cai nghiện, tạo việc làm ổn định cuộc sống để họ tái hòa nhập cộng đồng, chống tái nghiện. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng phòng, chống ma túy thực hiện các chương trình hành động làm trong sạch địa bàn, tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy.

Đối với bản thân mỗi người, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, phải có lối sống trong sạch, lành mạnh; không ăn chơi, đua đòi; không sống buông thả; cương quyết không quan hệ với những đối tượng xấu, có liên quan đến ma túy; không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ một lần.

Theo Chính phủ
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.