Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc giảm mạnh trong 2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số liệu do Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố ngày 7/3 cho biết tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 của nước này đang trên đà giảm mạnh do xuất khẩu suy yếu trong bối cảnh suy thoái kinh tế gia tăng bắt nguồn từ chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước.
Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc giảm mạnh trong 2022

Theo BoK, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc - một thước đo tăng trưởng chính, trong năm 2022 chỉ đạt 2,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,1% trong năm 2021. Đây cũng là mức tăng chậm nhất kể từ năm 2020, khi nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này chứng kiến mức suy giảm 0,7% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong quý IV/2022, tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc giảm 0,4% so với quý trước đó.

Dù những con số này không thay đổi nhiều so với ước tính của BoK hồi tháng 1 song phản ánh rõ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu, đầu tư và một số lĩnh vực khác. Theo BoK, nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế chậm hơn là do tăng trưởng xuất khẩu yếu trong bối cảnh doanh số hàng bán dẫn và các hàng hóa khác sụt giảm. Dữ liệu cho thấy việc vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài chỉ tăng 3,2% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mức 10,8% của một năm trước đó.

Chi phí cho tiêu dùng cá nhân ở Hàn Quốc tăng 4,3% vào năm 2022, cao hơn mức tăng 3,7% của năm 2021, thể hiện rõ những tác động trực tiếp từ việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, đầu tư cơ sở vật chất đã giảm 0,5% so với mức tăng 9% của năm 2022. Đầu tư xây dựng giảm mạnh 3,5%, cao hơn nhiều so với mức giảm 1,6% một năm trước đó. Chi tiêu của chính phủ cũng thấp hơn mức tăng 5,6% của năm 2022 khi chỉ đạt mức tăng 4,1%.

Cũng theo BoK, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm 2022 thấp hơn so với mức bình quân của các nước thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đây là lần đầu tiên tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc thấp hơn bình quân của các nước OECD hai năm liên tiếp kể từ khi gia nhập vào tổ chức này hồi năm 1996.

Trong khi đó, triển vọng kinh tế Hàn Quốc trong năm 2023 cũng không mấy sáng sủa hơn khi BoK gần đây đã hạ dự báo tăng trưởng từ 1,7% xuống còn 1,6%. Con số này tương tự với nhận định của Chính phủ Hàn Quốc, trong khi Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo là 1,5%, Viện nghiên cứu kinh tế LG (Hàn Quốc) là 1,4% và mức dự báo bình quân của 9 ngân hàng đầu tư lớn ở nước ngoài là 1,1%.

Trước đó, trong Báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế đưa ra vào tháng 11/2022, OECD từng dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2023 có thể đạt 1,8% và bình quân của OECD là 0,8%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.