Tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc Park Byeong Seug, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 12/12. Chuyến thăm có ý nghĩa tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc đang có những bước phát triển mạnh mẽ và hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2022.
Tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc

Nền kinh tế thứ 4 thế giới với “Kỳ tích sông Hàn”

Nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, thứ 9 thế giới trong năm 2020, tăng 3 bậc so với năm 2019. GDP năm 2020 đạt 1.586,8 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối năm 2020 đạt mức 436 tỷ USD. Kim ngạch thương mại năm 2020 đạt 980,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 512,7 tỷ USD và nhập khẩu đạt 467,5 tỷ USD; xuất siêu đạt 45,2 tỷ USD. Với dân số trên 51,8 triệu người, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc hiện là 37.621 USD.

Để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày nay, đất nước Hàn Quốc đã trải qua quá trình phát triển kinh tế với “Kỳ tích sông Hàn”. Trong “Kỳ tích sông Hàn”, phong trào “Làng mới” (Saemaul) là mô hình phát triển nông thôn điển hình tại Hàn Quốc, đã được triển khai trên toàn quốc, chủ yếu dựa vào ngân sách và lực lượng lao động địa phương.

Hiện nay, Hàn Quốc đang hướng tới phát triển bền vững, hài hòa; điều chỉnh kết cấu kinh tế theo hướng tăng cường nội nhu thông qua tạo việc làm và kích thích tiêu dùng, lấy phát triển các ngành công nghiệp, khoa học hiện đại làm động lực tăng trưởng mới; chú trọng giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, môi trường, an ninh, an toàn, phát triển cân đối, đồng đều giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn. Hàn Quốc đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 52 quốc gia.

Ngày 14/7/2020, cuộc họp Chính phủ do Tổng thống Moon Jae In chủ trì đã công bố “Chính sách kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc” (K-New Deal); thiết kế tầm nhìn 100 năm cho nền kinh tế Hàn Quốc, đưa kinh tế Hàn Quốc từ nền kinh tế “chạy theo” thành nền kinh tế “đi đầu”; từ nền kinh tế phụ thuộc vào khí carbon thành nền kinh tế ít phát thải carbon; và từ xã hội bất bình đẳng thành xã hội “bao dung”.

Về chính sách đối ngoại, sau khi lên nắm quyền (5/2017), Tổng thống Moon Jae In đẩy mạnh thực hiện phát triển bền vững, hài hòa; tăng cường hợp tác phát triển, chống bảo hộ mậu dịch; tăng cường quan hệ với các nước lớn, triển khai mạnh “Chính sách hướng Nam mới” với trọng tâm là ASEAN và Ấn Độ...

Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, sâu rộng trên các lĩnh vực

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc ngày 22/12/1992. Với mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế sâu rộng trong gần 30 năm qua, Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tháng 8/2001, hai nước ra Tuyên bố chung về “Quan hệ đối tác toàn diện thế kỷ 21” nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương; tháng 10/2009, quan hệ hai nước được nâng cấp lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược” nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myeong Bak.

Hai nước duy trì thường xuyên hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương ở tất cả các cấp. Riêng trong các tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều hoạt động trao đổi đoàn ở các cấp bị tạm dừng, tạm hoãn. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp xúc song phương vẫn được đảm bảo qua hình thức trực tuyến, điện đàm. Sau khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tại Việt Nam, Việt Nam đã đón Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha (9/2020); Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug (11/2020); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho thăm Việt Nam và đồng chủ trì Diễn đàn kinh doanh Mekong-Hàn Quốc lần thứ 8 (12/2020).

Sang năm 2021, các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai nước. Trong đó, tháng 6 và tháng 7/2021: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (15/7); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Nội các Hàn Quốc Kim Boo Kyum (22/7); Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điện đàm với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug (23/6).

Trên lĩnh vực kinh tế, Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư (với tổng số vốn đăng ký 72,35 tỷ USD, 9.100 dự án còn hiệu lực), thứ hai về ODA (với số vốn 1,5 tỷ USD giai đoạn 2016-2020, gia hạn đến 2023); thứ hai về thương mại (8 tháng của năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 48,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020).

Hàn Quốc là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ hai của Việt Nam và Việt Nam là nước phái cử lao động lớn thứ hai. Hiện Việt Nam có khoảng 48.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Tháng 1/2021, hai bên đã ký lại Biên bản ghi nhớ thông thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS). Việt Nam đang cho phép các địa phương thí điểm mô hình phái cử lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc 3-6 tháng.

Những năm gần đây, Hàn Quốc nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam (lớn thứ hai). Năm 2018, trên 3,4 triệu lượt khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam, tăng 44,3% và khách Việt Nam đến Hàn Quốc đạt khoảng 427 nghìn lượt người, tăng trên 42% so với năm 2017. Năm 2019, khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đạt 4,2 triệu, tăng 23,1% và khách Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 550 nghìn lượt người, tăng 21,9% so với năm 2018. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, trong năm 2020, lượng khách Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 840.000 người (giảm trên 83%); trong 8 tháng năm 2021, lượng khách Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu với mục đích làm việc, học tập, giảm trên 97% so với cùng kỳ năm 2020...

Trong lĩnh vực văn hóa-giáo dục, hai nước đã ký các hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác văn hóa nghệ thuật, thể thao, giao lưu thanh niên, giáo dục. Trong đó, năm 2006, Hàn Quốc thành lập Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội; năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cùng Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam ký Thỏa thuận dạy thí điểm tiếng Hàn ở cấp trung học; đến tháng 2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành chương trình giáo dục phổ thông tiếng Hàn –ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.

Trước tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, Chính phủ, doanh nghiệp Hàn Quốc đã có những hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch, nhất là về vaccine và thuốc chữa trị COVID-19, phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực y tế. Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam hơn 1 triệu liều vaccine Astra Zeneca và tiếp tục xem xét hỗ trợ y tế, trong đó có vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới.

Bên cạnh những lĩnh vực trên, Việt Nam và Hàn Quốc còn có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, sâu rộng trên các lĩnh vực nông nghiệp, tư pháp, khoa học kỹ thuật, giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương; trong đó, Hàn Quốc tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình Nông thôn mới, nổi bật nhất là Chương trình hạnh phúc tại Quảng Trị và Lào Cai; thông qua tổ chức KOICA, Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, nông nghiệp thông minh, phòng chống thiên tai. Trong lĩnh vực công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Khu Công viên Khoa học Chung Nam-Hàn Quốc đã ký Thỏa thuận hợp tác. Dự án Vườn ươm công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ. Hai nước đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam-Hàn Quốc...

Làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác song phương

Hòa chung và có những đóng góp quan trọng vào dòng chảy của mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc, trong những năm qua, quan hệ giữa hai Quốc hội hai nước không ngừng được củng cố và phát triển theo tinh thần Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội (2013). Trong hai nhiệm kỳ gần đây, các Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc đều đã đi thăm Việt Nam (Chủ tịch Quốc hội Chung Ui hwa tháng 3/2015, Chủ tịch Quốc hội Chung Sye-kyun tháng 4/2017, Chủ tịch Quốc hội Park Byeong Seug (tháng 11/2020); về phía Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Hàn Quốc tháng 12/2018.

Qua các hoạt động trao đổi đoàn diễn ra thường xuyên ở các cấp, hai bên đã trao đổi và cung cấp nhiều nội dung về tình hình khu vực, quốc tế cùng quan tâm; chia sẻ kinh nghiệm hoạt động nghị viện, bao gồm lập pháp, giám sát, tiếp xúc cử tri... Tại các nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua, hai bên đã thành lập Nhóm nghị sỹ Quốc hội tương ứng và có những hoạt động tích cực, đạt được nhiều kết quả thiết thực góp phần giao lưu nghị sỹ, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam trước thềm chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hàn Quốc Park Byeong-seug nhấn mạnh ông rất mong chờ chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. “Tôi đã có hai cuộc gặp trực tiếp và gián tiếp với ngài Chủ tịch Quốc hội. Chúng tôi đã có cuộc hội đàm trực tuyến và sau đó tại Vienna (Áo) trong khuôn khổ Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới, chúng tôi đã có một cuộc thảo luận trực tiếp. Ấn tượng đối với cá nhân tôi, Chủ tịch Vương Đình Huệ là người luôn giám sát triển khai những vấn đề chúng tôi đã thảo luận. Tôi cho rằng ông là người rất đáng tin cậy và tôi rất mong muốn được kết bạn”, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug chia sẻ.

Theo Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug, trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, lãnh đạo Quốc hội hai nước mong muốn thảo luận nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác song phương thông qua việc tăng cường trao đổi giữa các nhà lãnh đạo hai nước, giữa Chủ tịch Quốc hội và giữa các thành viên của hai cơ quan lập pháp hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug cũng khẳng định Việt Nam là quốc gia chủ chốt trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc. Và đây là một quốc gia rất quan trọng trong quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược. Thông qua cơ hội này, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới, lãnh đạo hai nước sẽ thảo luận về vấn đề nâng cấp quan hệ song phương từ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược hiện nay lên quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Thông tin với báo chí trước thềm chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết chuyến thăm nằm trong tổng thể chương trình đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt năm 2021 của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lãnh đạo hai nước rất trông chờ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Trong dịp gặp gỡ trực tiếp rất quan trọng lần này, hai bên sẽ trao đổi những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc và đặc biệt là Hàn Quốc đang thực hiện "chính sách hướng Nam" mới. Tham gia đoàn có đại diện nhiều bộ, ngành của Việt Nam. Đây là cơ hội để chúng ta thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, giao lưu nhân dân…

Liên quan đến việc nâng cấp quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc lên Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết đây là nội dung nằm trong tổng thể kế hoạch hợp tác của hai nước. Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ khẳng định quan điểm của Việt Nam ủng hộ việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đây là mức cao nhất trong các mối quan hệ của Việt Nam đối với các nước. Hai bên sẽ bàn bạc những nội hàm cụ thể, trong đó có kênh Quốc hội qua việc chia sẻ những kinh nghiệm về công tác lập pháp cũng như phối hợp công tác giám sát...

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, hiện nay hai nước có rất nhiều hiệp định, hiệp ước đã được ký kết và cần sự thúc đẩy, trong đó có vai trò của Quốc hội hai nước. Đặc biệt, trong chuyến thăm lần này, đại diện hai Chính phủ hai nước sẽ ký Hiệp định về bảo hiểm xã hội song phương. Đây là hiệp định rất quan trọng của Việt Nam và Hàn Quốc, đồng thời đây cũng là hiệp định bảo hiểm xã hội đầu tiên mà Việt Nam ký với nước ngoài, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động về thời gian lao động ở Hàn Quốc cũng như ở Việt Nam sẽ được cộng gộp lại để tính cho người lao động khi nghỉ hưu. Ngoài ra, dự kiến sẽ có những thỏa thuận hợp tác khác giữa các bộ, ngành và các doanh nghiệp của hai nước sẽ được ký kết nhân chuyến thăm...

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.