Tập tục cắt da bí ẩn ở Papua New Guinea

[Ngày Nay] - Ở Papua New Guinea, hòn đảo lớn thứ hai nằm ở khu vực nửa phía Đông của Trái Đất, 80% dân số sống ở các ngôi làng nông thôn, và rất nhiều người trong số đó gần như không liên hệ với thế giới bên ngoài. Ở đây, các nghi lễ truyền thống cổ xưa vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Đi qua ngôi nhà linh thiêng ở làng Parambei, có thể bắt gặp rất nhiều nam giới với những vết sẹo ở khắp ngực. Những căn nhà linh thiêng hay còn gọi là Haus Tambaran, dọc theo sông Sepik ở phía Bắc Papua New Guinea là nơi người dân bày tỏ sự tôn kính với các linh hồn được biểu hiện qua hình ảnh động vật.

Những ngôi nhà như vậy được trang trí bằng rất nhiều bức tranh và bức chạm khắc của đủ loại sinh vật - từ lợn, rắn cho tới đại bàng. Thế nhưng chính cá sấu mới là hình tượng thể hiện sức mạnh ở khu vực dọc con sông Sepik.

Tập tục cắt da bí ẩn ở Papua New Guinea ảnh 1

Làn da trông giống da cá sấu của những người đàn ông sống dọc sông Sepik. (Nguồn: AP).

Tại một trong những nghi lễ trưởng thành cực đoan nhất trên thế giới, những người đàn ông ở Sepik thường sử dụng những lưỡi dao sắc bén để tự cắt vào lưng, vai và ngực họ để tạo nên những vết cắt trông giống hệt da của loài cá sấu.

“Các cậu bé được các ông chú của họ đưa đến nhà linh thiêng để cắt da. Nghi thức kéo dài khoảng 1-2 giờ đồng hồ” - Aaron Malingi, trưởng làng Parambei cho hay - “Nhiều năm trước, nghi thức này thường sử dụng tre được vót nhọn để thực hiện”.

Ông Malingi còn cho hay, có nhiều cậu bé đã bị ngất vì quá đau đớn trong nghi lễ. Những người đàn ông trưởng thành lúc đó sẽ thổi sáo thiêng để an ủi chúng và các vết cắt trên da được bôi một thứ chất lỏng làm từ nhựa cây và đất sét trắng để ngừa nhiễm trùng. Ông nói rằng nghi thức tạo sẹo trên tượng trưng cho việc thanh lọc hết máu của người mẹ và giúp những đứa trẻ nhận được dòng máu của người trưởng thành.

Sau khi thực hiện nghi thức cắt da, những người đàn ông trẻ tuổi còn có thể ở lại trong ngôi nhà linh thiêng vài tháng để học kỹ năng sống. “Họ sẽ có được sự hiểu biết về linh hồn của ngôi làng, cách câu cá, chạm khắc và cách hỗ trợ vợ và gia đình mình”, ông Malingi nói.

Ông Malingi cũng lý giải về biểu tượng sức mạnh của cá sấu, nói rằng “cá sấu là biểu tượng của sức mạnh”. “Chúng tôi sợ hãi chúng nhưng lại lấy được nguồn năng lượng từ sức mạnh của chúng”. Vị trưởng làng còn kể một truyền thuyết cổ xưa cho rằng người Sepik trước kia chính là loài cá sấu sau khi bò lên bờ và trở thành người.

Ngày nay, cộng đồng người Sepik vẫn giữ vững niềm tin rằng tổ tiên của họ là loài cá sấu và nghi thức tạo sẹo giống như da của loài động vật này. Tín ngưỡng này đặc biệt phổ biến trong cộng đồng người nói tiếng Iatmul - một trong số 832 thứ ngôn ngữ khác nhau ở Papua New Guinea.

Tuy nhiên, nghi thức tạo sẹo giống da cá sấu đã bị thất truyền ở một số cộng đồng dọc sông Sepik. Ở Kaminimbit, cách làng Parambei nửa ngày đi thuyền, nghi thức tạo sẹo đã thất truyền do ảnh hưởng của nhà thờ Công giáo. Sau thời kỳ cai trị thực dân của Đức vào khoảng năm 1885, nhiều cộng đồng ở Sepik bắt đầu chuyển sang Công giáo.

Dù vậy, ở những ngôi làng như Haus Tambaran, vẫn tồn tại song song bên cạnh nhà thờ và hoạt động như một câu lạc bộ cho những người đàn ông thể hiện cuộc sống truyền thống của họ. Như ở làng Wombun, nằm ở một khu vực có rất nhiều hồ, những người đàn ông lớn tuổi vẫn mang trên mình những vết sẹo da cá sấu. Thế nhưng, truyền thống cổ xưa này thực sự đang dần biến mất.

“Các nhà truyền giáo phản đối tục này” - Simon Kemaken, một giáo viên trường trung học, cho hay - “Chúng tôi vẫn tổ chức một nghi lễ vài năm một lần để tôn thờ cá sấu, nhưng ngày nay có rất ít cậu bé dám tham gia”.

Nhưng ở Parambei, nơi mà nhà thờ Công giáo cũng hiện diện, các nghi thức tạo sẹo vẫn được duy trì một cách thường xuyên.

“Linh hồn của ngôi làng chúng tôi luôn luôn mạnh mẽ, nhưng các nhà truyền giáo thực sự gây ảnh hưởng tới các hoạt động nghi lễ” - ông Malingi nói - “Các nhà truyền giáo còn thuyết phục chúng tôi từ bỏ tập tục săn đầu người cổ xưa”.

Ông Malingi cho hay trong 2 ngôi nhà linh thiêng của làng Parambei vẫn còn lưu giữ nhiều chiếc đầu người được bảo quản. Ông nói rằng những chiếc đầu này đã được loại bỏ hết phần thịt - phần thịt này sau đó được trộn cùng thịt lợn và thịt chó để cho trẻ em ăn, để giúp chúng khỏe mạnh hơn. Được biết, tập tục này vẫn được duy trì ở Papua New Guinea cho mãi tới năm 1943.

Ông Malingi cho hay nghi lễ tạo sẹo da cá sấu mới nhất sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới. “Việc chúng tôi duy trì truyền thống đó ở Parambei là điều rất quan trọng. Nghi lễ này cho chúng tôi một mục đích sống. Sau khi những người đàn ông trải qua sự đau đớn trên thân thể, họ đã sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì trong cuộc sống”; vị trưởng làng nói.

Việc chúng tôi duy trì truyền thống đó ở Parambei là điều rất quan trọng. Nghi lễ này cho chúng tôi một mục đích sống. Sau khi những người đàn ông trải qua sự đau đớn trên thân thể, họ đã sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì trong cuộc sống. Ông Malingi

Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.