Tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia

Ngày 23-11, các nhà động vật học tuyên bố, tê giác Sumatra đã tuyệt chủng ở Malaysia. Cá thể tê giác cuối cùng đã bị chết vì ung thư ở bang Sabah trên đảo Borneo của nước này.
Tê giác Iman đã bị khối u tử cung kể từ khi nó bị bắt vào tháng 3-2014. Ảnh: You Tube
Tê giác Iman đã bị khối u tử cung kể từ khi nó bị bắt vào tháng 3-2014. Ảnh: You Tube

“Cá thể tê giác cái tên là Iman đã bị khối u tử cung kể từ khi nó bị bắt vào tháng 3-2014. Cái chết của Iman đến sớm hơn dự đoán, nhưng chúng tôi biết rằng nó bắt đầu chịu đựng nỗi đau đáng kể”, ông Augustine Tuuga, Giám đốc của Bộ phận động vật hoang dã Sabah cho biết.

Bà Christina Liew, Bộ trưởng môi trường Sabah nói thêm: “Mặc dù chúng tôi biết rằng điều này sẽ xảy ra sớm hơn là sau đó, nhưng chúng tôi rất buồn trước tin tức này”.

Iman đã thoát chết nhiều lần trong vài năm qua do mất máu đột ngột. Mỗi lần như vậy, các nhà động vật hoang dã đã tìm cách chăm sóc sức khỏe cho cá thể tê giác này. Họ cũng đã thu được các tế bào trứng của nó để hợp tác với các nhà khoa học khác tái tạo các loài cực kỳ nguy cấp thông qua các chương trình thụ tinh nhân tạo.

Trước đó, tê giác Sumatra đực cuối cùng của Malaysia đã chết vào tháng 5 và một con tê giác cái khác cũng chết trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 2017. Những nỗ lực để nhân giống chúng cho đến nay đã tỏ ra vô ích.

Tê giác Sumatra là loài nhỏ nhất trong số các loài tê giác. Nó đã từng đi lang thang khắp châu Á cho đến tận Ấn Độ, nhưng số lượng của nó đã bị thu hẹp đáng kể do nạn phá rừng và săn trộm. Nhóm bảo tồn WWF ước tính chỉ còn khoảng 80 cá thể, chủ yếu sống trong tự nhiên ở Sumatra.

Theo nhóm bảo tồn International Rhino Foundation, sự cô lập của loài tê giác này khiến chúng hiếm khi sinh sản và có thể bị tuyệt chủng trong vài thập kỷ tới.

Danh sách đỏ của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên xác định Sumatra cùng tê giác Đen và Java đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cả tê giác châu Phi và Sumatra đều có hai sừng, trong khi tê giác Ấn Độ và Java có một sừng.

Tê giác bị giết để lấy sừng được bán ở chợ đen vì nhiều người nghĩ rằng nó có tác dụng chữa bệnh. Sừng được họ nghiền nát và nuốt để điều trị sốt hoặc co giật, mặc dù chúng chỉ được làm chủ yếu từ keratin, cùng chất liệu tạo nên tóc và móng tay.

Theo Nhân Dân
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.