Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Cuối thế kỷ XIX, những người Việt đầu tiên ghi dấu theo dạng mộ phu thời Pháp thuộc để đi làm, hay còn gọi là những người “Chân đăng” đã đặt chân tới New Caledonia thuộc Cộng hòa Pháp - một lãnh thổ đặc biệt nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, cách Australia hơn 1.000km.
Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia ảnh 1
Vùng biển của New Caledonia được bao quanh bởi một dải san hô dài 16.000km trải rộng trên diện tích 24.000km vuông , cũng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật nhiệt đới.

Sau nhiều thế kỷ, thế hệ con cháu người “Chân đăng” ước tính đã lên đến hơn 4.000 người Việt Nam, họ đã thực sự hòa nhập cuộc sống, văn hóa của vùng đất hoang sơ được nhà thám hiểm người Anh James Cook - người châu Âu đầu tiên trông thấy và đặt tên năm 1774.

Nguồn cội người “Chân đăng” ở New Caledonia

Vào cuối thế kỷ XVIII, James Cook đã đặt tên vùng đất ấy là “New Caledonia”. Sử sách ghi lại được, tên gọi ấy được hình thành do phần Đông Bắc của đảo đã khiến James Cook nhớ đến Scotland vì “Caledonia” vốn là tên cổ (tiếng Latin) của quốc gia này. Năm 1853, người Pháp phát hiện ra nơi đây có trữ lượng khoáng sản lớn, sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ nên Hoàng đế Napoleon Đệ tam (cũng được biết như Louis-Napoléon Bonaparte 20/4/1808 - 9/1/1873) tuyên bố New Caledonia là thuộc địa của Pháp.

Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia ảnh 2

New Caledonia có vô vàn các bãi tắm, tất cả đều sở hữu làn nước xanh như ngọc và dải cát trắng mịn…

Hiện nay, New Caledonia vẫn là lãnh thổ của Pháp, thường được gọi với cái tên “Tân Thế giới”, gồm 3 vùng đảo chính. Một là Grande Terre - đảo lớn nhất của New Caledonia, nơi đặt thủ đô Nouméa cũng như trung tâm kinh tế của lãnh thổ. Hai là Île des Pins (Đảo của cây thông), nằm cách phía Nam của Grande Terre và nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, bãi biển xanh trải dài. Cuối cùng là Loyalty Islands (Quần đảo Loyalty), gồm ba hòn đảo chính là Lifou, Maré và Ouvéa, quần đảo Loyalty nằm ở phía Đông của Grande Terre. Sinh sống chủ yếu ở New Caledonia là tộc người Melanesians, người Caldoche, người Pháp, Polynesia và hơn 4.000 người Việt, chiếm hơn 1,6% dân số nơi đây.

Mỗi du khách khi đặt chân đến New Caledonia đều dễ dàng bắt gặp bức tượng có tên “Chân đăng Vietnamiens”. Bức tượng đồng đen nguyên khối khổ lớn vinh danh những người Việt Nam đầu tiên đi phu cho Pháp tại mảnh đất này được đặt ngay tại trung tâm Thủ đô Noumea của New Caledonia.

“Chân đăng Vietnamiens” khắc họa hình tượng ba nhân vật: Người bố, người mẹ và người con. Người bố thể hiện hình ảnh những người đàn ông “Chân đăng” Việt Nam đầu tiên đi phu cho Pháp phải lao động nhọc nhằn đầy hiểm nguy tại các vùng mỏ New Caledonia xa xôi; người mẹ làm nội trợ chuẩn bị cho người chồng xuống hầm mỏ và người con là thế hệ thứ hai (Niaouli) được sinh ra, lớn lên ở xứ người.

Theo nhiều sử liệu, những người Việt Nam (trong văn bản của Pháp ghi là “Annamite”) đầu tiên đặt chân đến New Caledonia vào khoảng những năm 1891. Có khoảng 800 người, chủ yếu là tù nhân của nhà tù Poulo Condor, bị đưa sang đây theo diện khổ sai. Từ năm 1895, việc tuyển dụng được thực hiện trực tiếp tại cảng Hải Phòng. Theo đó, một số lượng lớn người lao động chọn đi làm công nhân ở New Caledonia. Từ “Chân đăng” theo tiếng Pháp gọi “D’engager” với nhiều cách lý giải. Có người gọi là “người đi đăng ký”, người gọi “đặt chân vào đăng ký tình nguyện”... Cũng có người cho rằng ngày xưa, các cụ khi đi xin theo chân các thương nhân Pháp đi mộ phu thường nói: “Đăng ký cho tôi một chân đi Tân Đảo/Tân Thế (“giới)” nên từ “Chân đăng” từ đó mà ra... Dù lý giải như nào cũng chỉ cần hiểu đơn giản rằng “Chân đăng” là để chỉ những người người Việt Nam đến làm việc ở New Caledoniatheo dạng hợp đồng.

Bức tượng trên được hình thành từ ý tưởng muốn ghi nhớ công ơn những người Việt Nam “Chân đăng” đầu tiên đặt chân đến New Caledonia của bà con Việt Kiều đang sống nơi nay. Năm 2013, bức tượng “Chân đăng Vietnamiens” đã được Thị trưởng Noumea tổ chức trang trọng buổi lễ đặt tượng ngay tại trung tâm thành phố nhằm thể hiện sự ngưỡng mộ, tri ân của chính quyền quốc đảo với những người Việt Nam đầu tiên ghi dấu chân tại hòn đảo nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương.

Không bao giờ quên gia tài quý giá là Tiếng Việt

Đã hàng thế kỷ trôi qua kể từ khi những người Việt đầu tiên đặt chân tới New Caledonia, thế hệ con cháu của họ, hiện ước tính khoảng hơn 4.000 người, đang được coi là một phần quan trọng của cộng đồng đa dạng và giàu bản sắc văn hóa nơi đây, làm phong phú thêm nhiều bức tranh văn hóa đa dạng của New Caledonia.

Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia ảnh 3

Lớp học tiếng Việt dành cho người gốc Việt Nam tại New Caledonia.

Người Việt ở New Caledonia đa dạng về mặt xã hội, từ những người đi làm công nhân, lao động trong nông nghiệp và công nghiệp, những người kinh doanh tự do và nhà thương mại, cho đến không ít người hiện nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền New Caledonia. Dù đã hòa nhập mạnh mẽ vào văn hóa và và ngôn ngữ Pháp, song cộng đồng người Việt tại New Caledonia vẫn giữ gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa Việt Nam, duy trì các nghi lễ truyền thống và đặc biệt là gìn giữ tối đa ngôn ngữ Tiếng Việt. Tại New Caledonia, đến thăm các gia đình người Việt, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những em bé lai chào hỏi mọi người và nói chuyện bằng tiếng Việt rất sõi.

Ông Dinh Jean Pierre (tên Việt Nam là Đinh Ngọc Riệm) - Chủ tịch Hội Ái hữu kiêm Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại New Caledonia cho biết: “Ở Ái Hữu, chúng tôi mở hai lớp học Tiếng Việt, một lớp dành cho trẻ em và một lớp phục vụ người lớn. Người học hoàn toàn không phải đóng học phí. Lương giáo viên do chúng tôi chi trả. Chúng tôi cảm thấy thực sự rất tự hào vì có thể phát triển việc dạy và học tiếng Việt trên mảnh đất này”.

Ông Riệm nhấn mạnh: “Tiếng Việt là gia tài đặc biệt vô giá mà bố mẹ đã để lại cho chúng tôi. Chúng tôi, dù sinh ra và lớn lên tại New Caledonia, nhưng luôn được dạy dỗ qua bao thế hệ rằng không bao giờ được quên tiếng mẹ đẻ”.

Tết cổ truyền nơi phương xa

Tết Nguyên Đán cổ truyền là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Việt ở New Caledonia. Dù ở xa quê nhà nhưng cộng đồng người Việt ở New Caledonia vẫn giữ và tổ chức các nghi lễ truyền thống để tưởng nhớ tổ tiên và kỷ niệm năm mới theo lịch truyền thống của Việt Nam.

Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia ảnh 4

Phóng viên Ngày Nay chụp ảnh cùng ông Dinh Jean Pierre (tên Việt Nam là Đinh Ngọc Riệm) - Lãnh sự Danh dự Việt Nam tại New Caledonia cạnh bức tượng “Chân đăng Vietnamiens”.

May mắn có cơ hội đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại Tân Thế giới, phóng viên Ngày Nay đã được “tận mục sở thị” không khí Tết phương xa nơi đây.

Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia ảnh 5

Đông đảo người Việt và cả người nước ngoài tham dự tiệc tất niên do Hội Ái hữu của cộng đồng người Việt tại Noumea tổ chức hàng năm.

Trong những ngày cận Tết, không khí trong các gia đình người Việt tại New Caledonia vô cùng sôi động và phấn khởi. Mọi người bắt đầu làm sạch và trang trí nhà cửa, mua sắm để chuẩn bị cho các bữa tiệc phục vụ gia đình và mời bạn bè, chọn lựa những món thuần Việt, đầy đủ gia vị như ở quê nhà như bún đậu mắm tôm, bún ốc, phở bò, phở gà, bún thang, canh măng, giò thủ, bánh chưng, giò lụa, thịt kho trứng… để đón Tết.

Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia ảnh 6

Những món ăn truyền thống Việt Nam tại Lễ hội đón chào năm Giáp Thìn được tổ chức tại Noumea vào ngày 30 Tết.

Các sự kiện cộng đồng như hội chợ Tết, văn nghệ biểu diễn và các hoạt động văn hóa truyền thống cũng được tổ chức long trọng trong dịp này. Ngập tràn hoa đào (làm từ giấy), câu đối đỏ, bánh pháo và những lời chúc tốt đẹp hoàn toàn được viết ghi bằng tiếng Việt, tạo nên không khí Tết hoàn toàn giống như ở quê hương Việt Nam.

Theo người “Chân đăng” ăn Tết ở New Caledonia ảnh 7

Những con cháu người Việt được sinh ra tại New Caledonia múa bài ca dân tộc

Ông Đinh Ngọc Riệm cho biết, với sự chịu thương chịu khó, biết làm giàu từ các ngành nghề khác nhau, cộng đồng người Việt Nam đang hàng ngày tạo dựng thêm uy tín tại New Caledonia. “Trong mắt chính quyền sở tại, người Việt mình luôn hiền lành, cần mẫn và không ngừng làm giàu cho mảnh đất này. Chính uy tín của cộng đồng tăng lên đã giúp các thủ tục pháp lý được thuận lợi hơn. Nếu như trước đây, bà con “mỏi mắt” chờ ngày được trở về quê hương hay thăm lại nơi sinh sống cũ thì hiện nay mọi sự đi lại đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều”, ông Riệm khẳng định.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?