Thiên đường du lịch Hà Lan không còn hiếu khách

[Ngày Nay] - Vốn nổi tiếng là thành phố hiếu khách, cũng như những ngôi nhà nhỏ hẹp cùng hệ thống kênh dày đặc, Amsterdam giờ đang thay đổi nhanh chóng khi chính quyền thành phố này tìm cách giảm lượng du khách lên tới hàng triệu người mỗi năm.
Dòng chữ “I amsterdam” bị tháo bỏ.
Dòng chữ “I amsterdam” bị tháo bỏ.

Lòng hiếu khách của Amsterdam, thủ đô của Vương quốc Hà Lan, dường như cũng có giới hạn của nó. Chính quyền thành phố này giờ đang khuyến khích du khách tìm đến nơi khác để du lịch, sau khi nhiều người dân địa phương phàn nàwwn về việc họ cảm thấy khó chịu khi du khách sử dụng các tuyến đường vốn dành cho xe đạp như sân chơi riêng.

“Sức ép là rất lớn” - Ellen van Loon, một đối tác của công ty thiết kế OMA, cho hay - “Chúng tôi không muốn bị biến thành Venice (Italy) thứ hai. Vấn đề mà chúng tôi đang phải đối mặt là du khách quá yêu quý Amsterdam, và chúng tôi phải tiếp nhận quá nhiều người”. Dù thừa nhận rằng ngành du lịch đã giúp cho nền kinh tế Hà Lan thu được khoản lợi nhuận 82 tỷ euro (91,5 tỷ USD) mỗi năm, nhưng cũng như nhiều người dân địa phương khác, bà Ellen lo ngại rằng, lượng du khách quá lớn đã làm hủy hoại “linh hồn” của thành phố này.

Thiên đường du lịch Hà Lan không còn hiếu khách ảnh 1

Cũng giống như Venice và nhiều điểm đến nổi tiếng khác của châu Âu, Amsterdam đã trở thành một địa điểm du lịch quá tải - một hiện tượng gây ra bởi giá vé máy bay rẻ khiến du khách đổ đồn tới một điểm nhất định, và hủy hoại cảnh quan ở nơi đó.

Trong khi nhiều thành phố nổi tiếng khác đang đưa ra hàng loạt biện pháp để đối phó với tình trạng này, Amsterdam - một điểm đến đã tiếp nhận thêm 18 triệu lượt du khách trong năm 2018, dự kiến tăng thêm 42 triệu du khách trong năm 2030 - chỉ đơn giản đưa ra quyết định rằng họ sẽ giảm bớt du khách.

Mới đây, ngành du lịch Hà Lan đưa ra quyết định táo bạo là ngừng quảng cáo đất nước Hà Lan như một điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, báo cáo “Phối cảnh 2030” được công bố đầu năm nay, nay sẽ chuyển trọng tâm là quản lý điểm đến, thay vì quảng bá điểm đến.

Các giải pháp khác nhằm giảm lượng khách đến Amsterdam như ngăn các nhóm khách “phiền toái” bằng cách hạn chế hoặc tắt hoàn toàn “sản phẩm giải trí và lưu trú” nhằm vào họ, cũng như truyền bá khách đến các vùng khác của Hà Lan.

Đầu năm nay, chính quyền thành phố Amsterdam công bố sẽ kết thúc các chuyến tham quan khu đèn đỏ ở trung tâm thành phố - một điểm đến vốn thu hút khách du lịch. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực ngay từ đầu năm tới.

Thiên đường du lịch Hà Lan không còn hiếu khách ảnh 2

Ủy ban du lịch Hà Lan phải gắn biển chỉ dẫn “những điều nên và không nên làm” khi chụp ảnh cùng với hoa Tulip. Ảnh: Getty

Cuối năm ngoái, dòng chữ “I amsterdam” - một biểu tượng của Amsterdam mà bất kỳ du khách nào đến đây cũng đều muốn check-in, tọa lạc ngay Bảo tàng Rijksmuseum suốt hơn 10 năm trước bị tháo bỏ.

Chính quyền thành phố cho biết, mỗi ngày có khoảng 6.000 người tập trung ở quảng trường này để chụp ảnh với dòng chữ này rồi đăng trên mạng xã hội. Nhiều người nói, nếu bạn chưa chụp hình với “I amsterdam” nghĩa là bạn chưa đến Amsterdam. Chính điều này khiến khu vực trung tâm bị quá tải và vấn đề về an ninh lại được đặt ra.

Một số biện pháp trong kế hoạch tổng thể nói trên đã có hiệu lực. Theo chính quyền Amsterdam, lượng du khách đổ tới thành phố này đã khiến cho nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo của họ bị hư hại, đến mức không thể phục hồi. Một trong số đó là những cánh đồng hoa Tulip - loài hoa tượng trưng cho xứ sở Hà Lan.

Ngày nay, việc trồng và xuất khẩu hoa Tulips đã giúp cho nền kinh tế Hàn Lan thu hàng tỷ USD mỗi năm, nhưng cơn sốt loài hoa này vẫn chưa dừng lại. “Những bông hoa này thực sự là biểu tượng cho nét văn hóa, di sản của chúng tôi” - Florian Seyd, chủ cửa hiệu hoa tại Amsterdam cho hay - “Chúng tôi luôn dành cho Tulip một tình yêu bất diệt”.

Thế nhưng, nhiều du khách là tín đồ của chụp ảnh selfie lại đang gây tổn hại nghiêm trọng tới những cánh đồng hoa Tulip, khiến cho Ủy ban du lịch nước này mới đây phải gắn biển chỉ dẫn “những điều nên và không nên làm” khi chụp ảnh cùng với hoa Tulip. Những tấm biển thường có dòng chữ: “Thưởng thức hoa, và tôn trọng niềm tự hào của chúng tôi”.

Một số hộ trang trại trồng hoa Tulip thậm chí còn chọn cách dựng hàng rào xung quanh cánh đồng hoa của mình để ngăn khách du lịch không làm hại mùa màng của họ.

Chính quyền thành phố Amsterdam thậm chí còn cân nhắc đóng cửa một số khu du lịch, vốn nổi tiếng với những khách du lịch chuyên gây rắc rối, áp dụng nhiều biện pháp hạn chế như tăng thuế du lịch giống một số điểm đến ở Tây Ban Nha và Italia.

“Có thể, trong thời gian qua, lợi ích của người dân địa phương đang bị xem nhẹ so với việc phát triển du lịch. Để Hà Lan có thể phát triển bền vững, cần phải cân đối lợi ích của tất cả mọi người, bao gồm cả người dân địa phương” - chính quyền thành phố Amsterdam cho biết.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.