Thổ Nhĩ Kỳ khép lại các hoạt động cứu hộ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dừng các hoạt động cứu hộ vào Chủ nhật tuần này, gần hai tuần sau trận động đất kinh hoàng xảy ra ở nước này và Syria khiến hơn 46.000 người thiệt mạng.
Thổ Nhĩ Kỳ khép lại các hoạt động cứu hộ

Cơ quan Quản lý Thảm họa và Khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết gần 13.000 máy xúc, cần cẩu, xe tải và các phương tiện cứu hộ khác đã được điều đến những khu vực xảy ra động đất.

AFAD cho biết số người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 41.020 và dự kiến sẽ còn tăng thêm, với khoảng 385.000 căn hộ ở nước này được cho là đã bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng và nhiều người vẫn còn đang mất tích.

Trong số những người sống sót sau trận động đất ngày 6/2 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, có khoảng 356.000 phụ nữ mang thai cần được tiếp cận khẩn cấp với các dịch vụ sức khỏe sinh sản, cơ quan sức khỏe sinh sản và giới tính của Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho biết vào cuối tuần qua.

Những phụ nữ này bao gồm 226.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và 130.000 người ở Syria, khoảng 38.800 người trong số họ sẽ sinh con trong tháng tới.

UNFPA cho biết nhiều phụ nữ đang trú ẩn trong các trại tị nạn hoặc đang sống ngoài trời, trong khi thiếu thốn nguồn lương thực và nước sạch, khiến sức khỏe của họ không được đảm bảo.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm Chủ nhật tuần trước tuyên bố viện trợ thêm cho Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết Mỹ sẽ trợ giúp dài hạn hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai tuần sau khi thảm họa xảy ra, các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn sắp kết thúc, nhưng Ngoại trưởng Blinken cho biết Mỹ sẽ tiếp tục giúp đỡ "nỗ lực lâu dài" của lực lượng cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ.

"Chứng kiến mức độ thiệt hại, số tòa nhà, căn hộ, bị phá hủy, sẽ cần một nỗ lực lớn để tái thiết, nhưng chúng tôi cam kết hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực đó", ông Blinken tuyên bố.

Theo Reuters
Giá điện về mức âm ở một số nước châu Âu
Giá điện về mức âm ở một số nước châu Âu
The Guardian ngày 29/6 cho biết tại một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), giá điện giảm xuống mức âm trong ngày do năng suất các nguồn năng lượng tái tạo (RES) tăng và nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát thấp trong bối cảnh thời tiết dễ chịu.
Bức tranh 'xám' về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội
Bức tranh 'xám' về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Trong hồi ức của PGS.TS Vũ Thanh Ca (khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), Hà Nội những năm 90 bẩn và nhiều rác khủng khiếp. Năm 1994, khi “tháp tùng” cán bộ Nhật Bản sang Việt Nam làm một dự án của nước ngoài, ông đã cực kì xấu hổ vì khắp nơi đâu đâu cũng thấy rác…