Thời tiết nồm ẩm: Phòng bệnh như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kiểu thời tiết nồm ẩm của miền Bắc trong những ngày qua là kiểu thời tiết thuận lợi cho các bệnh lây truyền do virus gia tăng nếu không biết cách phòng tránh.
Viêm đường hô hấp do virus như: sởi, quai bị, thủy đậu, rubella… là những bệnh thường hay gặp phải trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. (Ảnh minh hoạ)
Viêm đường hô hấp do virus như: sởi, quai bị, thủy đậu, rubella… là những bệnh thường hay gặp phải trong điều kiện thời tiết nồm ẩm. (Ảnh minh hoạ)

Tiêm vắc xin với các bệnh đã có vắc xin

TS.BS. Vũ Minh Điền – Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, các bệnh hay gặp phải trong điều kiện thời tiết hiện nay là bệnh viêm đường hô hấp do virus như: sởi, quai bị, thủy đậu, rubella…

Bên cạnh sởi, thủy đậu, thì bệnh cúm vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm cho hay: “Bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa đông xuân. Hiện, thời tiết đang ấm dần nhưng vẫn có những ca cúm rải rác. Vì thế, những người có nguy cơ mắc cúm nặng như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nên tiêm vắc xin phòng cúm.

Do virus cúm biến đổi liên tục nên người dân cần tiêm vắc xin cúm định kỳ từ 6 tháng – 1 năm để tạo lá chắc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật”.

Phòng dịch COVID-19 không quên các bệnh khác

Trong bối cảnh hiện nay vẫn diễn ra dịch COVID-19, BS. Điền lưu ý, chúng ta không nên chỉ mải mê phòng chống dịch COVID-19 mà quên đi phòng các bệnh theo mùa, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh khác, nhất là dịch sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh lưu hành hàng năm.

Thời tiết nồm ẩm: Phòng bệnh như thế nào? ảnh 1
TS.BS. Vũ Minh Điền chia sẻ về cách phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm hiện nay.

Theo thống kê, 4 năm 1 lần dịch sẽ bùng phát mạnh ở miền Bắc với số ca mắc gia tăng. Năm nay đúng với chu kỳ đó nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch. Điều quan trọng nhất là vệ sinh nơi ở để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, ngủ màn, diệt lăng quăng/bọ gậy, phối hợp tích cực với các đơn vị y tế để phun hóa chất hiệu quả, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh.

Cùng với đó là bệnh tay chân miệng sẽ có nguy cơ bùng phát vào mùa hè tới nếu không có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hiện nay ở TP.HCM, số ca mắc tay chân miệng đã tăng cao, vì vậy cần thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ...

Ăn uống đủ chất, vệ sinh khử khuẩn

Trước những dịch bệnh nguy hiểm đe doạ tới sức khoẻ và cuộc sống của con người, BS. Điền khuyến cáo: Ngoài việc tiêm vắc xin, mỗi người dân cần chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng để phòng bệnh; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Những ngày có nắng, người dân nên mở cửa để ánh sáng mặt trời chiếu vào nhằm khử khuẩn không khí. Nếu có điều kiện, người dân nên sử dụng máy lọc không khí.

Người dân cũng nên vệ sinh định kì bề mặt, lau nhà bằng thuốc sát khuẩn; vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn… Những thói quen này sẽ giúp hạn chế virus sinh sống trong từng gia đình. Đặc biệt, với những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ và người già nên ở trong phòng thoàng khí và có nhiều ánh nắng.

Đừng trì hoãn việc thăm khám

Thực tế, hầu hết các bệnh virus đều có diễn biến cấp tính (sốt cao đột ngột trong 1-2 ngày đầu, đau đầu, đau mỏi người…), nếu không vệ sinh cơ thể tốt có thể dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí diễn biến nặng hơn.

Vì vậy, khi mắc bệnh, người dân nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp, tránh tự mua thuốc về nhà để điều trị.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.