Thư chia buồn của Tổng thống Hoa Kỳ sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 27/7, trong chuyến thăm Việt Nam và đến thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chia buồn với Phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia quyến của Tổng Bí thư, Ngoại trưởng Blinken đã chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden gửi tới Chủ tịch nước Tô Lâm trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thư chia buồn của Tổng thống Hoa Kỳ sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Nội dung bức thư như sau:

“Tôi và Jill (tên thân mật của bà Jill Tracy Jacobs Biden, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ - PV) xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới Phu nhân Ngô Thị Mận và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng… Kể từ lần đầu tiên gặp Tổng Bí thư tại Washington DC năm 2015, chúng tôi đã cùng hợp tác với nhau để vượt qua đau thương của quá khứ và nắm bắt sự hứa hẹn của tương lai, không chỉ vì lợi ích của nhân dân hai nước mà còn của cả nhân dân khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tôi rất tự hào được đứng cùng Tổng Bí thư trong chuyến thăm tới Hà Nội năm trước và cùng nhau mở ra kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai nước. Sự kiện đó là minh chứng cho khao khát chung của nhân dân hai nước chúng ta về hòa bình và thịnh vượng cho tất cả. Đó cũng là minh chứng của sự quyết tâm của Tổng Bí thư trong đưa quan hệ hai nước lên mức cao nhất, Đối tác chiến lược toàn diện.

Đất nước Hoa Kỳ sẽ không quên sự lãnh đạo này của Tổng Bí thư. Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh, tự cường, và độc lập mà Tổng Bí thư đã cống hiến trọn cuộc đời của mình. Như đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò không thể thiếu trong việc xua đi những đám mây từng có lúc che phủ quan hệ hai nước trong 50 năm qua. Chúng ta cùng tưởng nhớ ký ức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng việc tiếp nối di sản của Ngài và duy trì mối quan hệ hợp tác quan trọng này”.

Đến thắp hương viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chia buồn với Phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia quyến của Tổng Bí thư, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã ghi sổ tang: “Thay mặt đất nước Hoa Kỳ, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo có tầm nhìn đã giúp hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng cầu nối hòa bình và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Người dân Hoa Kỳ sẽ mãi nhớ đến ông”.

Thay mặt gia quyến, Phu nhân Ngô Thị Mận bày tỏ xúc động trước những tình cảm tốt đẹp của phía Hoa Kỳ, cá nhân Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken đã dành cho Tổng Bí thư. Phu nhân tin tưởng hai bên sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ tháng 9/2023 để thúc đẩy và đưa quan hệ hợp tác hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, thực chất và đi vào chiều sâu vì lợi ích Nhân dân hai nước.

Nhân dịp này, Phu nhân Ngô Thị Mận đã gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe tới Tổng thống Biden, Phu nhân và gia đình.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.