Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng chia nhỏ gói thầu, thông thầu, bán thầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện 6 yêu cầu, trong đó không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu, thông thầu, bán thầu, chống tiêu cực trong khi triển khai dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Chiều 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Phiên thứ 4 của Ban Chỉ đạo.

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải.

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; các thành viên Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện các tập đoàn kinh tế Nhà nước; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố; đơn vị tư vấn, nhà thầu...

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã rà soát, đánh giá tình hình thực hiện từng dự án thuộc lĩnh vực đường bộ, đường sắt và hàng không. Trong số đó, đối với các dự án đường bộ, hiện nay cả nước có 32 dự án/dự án thành phần đang thực hiện chuẩn bị đầu tư; 24 dự án/dự án thành phần đang triển khai thi công.

Đối với đường sắt, có các dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về hàng không, có dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Phiên họp đánh giá để thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án.

Sau phiên họp Ban Chỉ đạo lần thứ ba, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với các địa phương và bộ, ngành liên quan, kiểm tra việc triển khai các dự án; đã chỉ đạo về quy hoạch, chất lượng, tiến độ, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt trong tổ chức triển khai, tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan, kết quả đến nay cơ bản đáp ứng các kế hoạch đề ra.

Các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 cơ bản đáp ứng yêu cầu khởi công, nhiều địa phương đã bàn giao mặt bằng vượt yêu cầu.

Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 vào ngày 01/01/2023, đến nay đã ký hợp đồng toàn bộ các gói thầu để tổ chức thi công đồng loạt theo đúng Nghị quyết của Chính phủ.

Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng chia nhỏ gói thầu, thông thầu, bán thầu ảnh 1

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Cuối năm 2022 đã đưa vào khai thác đoạn Cam Lộ-La Sơn, thông xe kỹ thuật đoạn Mai Sơn-QL45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công dự án nhà ga hành khách T3 và tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất…

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đã cùng với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dành trọn 6 ngày dịp Tết Nguyên đán Quý Mão (từ mùng 4 đến mùng 9) trực tiếp kiểm tra các dự án từ Bắc tới Nam trên 4 lĩnh vực chính của ngành Giao thông Vận tải; qua đó khích lệ tinh thần quyết tâm vượt khó, thi công 3 ca 4 kíp, không quản ngại khó khăn, vất vả để triển khai các dự án bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Lãnh đạo các bộ, địa phương phản ánh, trao đổi để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư; việc cấp mỏ vật liệu xây dựng thông thường; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; điều chỉnh dự án, bổ sung vốn, quản lý hợp đồng các dự án sử dụng vốn nước ngoài; khâu khảo sát, thiết kế tại một số dự án chưa tốt dẫn đến khi thi công phát sinh các vấn đề, tăng vốn đầu tư...

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo, cho biết hiện nay cả nước đang triển khai 21 dự án lớn, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải, với hơn 70 dự án thành phần. Tới đây, Chính phủ sẽ bổ sung thêm một số tuyến đường bộ cao tốc giữa các vùng miền để hệ thống giao thông cả nước được kết nối thông suốt, đồng bộ như: thông toàn tuyến cao tốc Bắc-Nam; kết nối các tuyến cao tốc khu vực Trung du miền núi phía Bắc; các tuyến cao tốc khu vực đồng bằng sông Hồng; cao tốc từ Tây Nguyên xuống Trung Bộ và Đông Nam Bộ; các tuyến cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...

“Đây là khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc, tập trung, quyết tâm cao của tất cả các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, nhà thầu,” Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương các bộ, ngành, đơn vị và địa phương đã triển khai tích cực, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án, trong đó có các dự án trên địa bàn các tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Đồng Nai...

Thủ tướng cũng thẳng thắng chỉ rõ tiến độ tổng thể của nhiều dự án còn chậm; mốc tiến độ nhiều hạng mục chưa hoàn thành; công tác chuẩn bị đầu tư chất lượng chưa cao dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần; chất lượng công tác khảo sát, thiết kế một số công trình, dự án còn thấp; công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn chậm, phát sinh khối lượng; năng lực quản lý của các Ban quản lý dự án còn hạn chế; còn tình trạng chia nhỏ các gói thầu...

“Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị phải rà soát lại để nhận diện rõ hơn những yếu kém, phân tích nguyên nhân để có giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả,” Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp giải quyết hiệu quả 3 vấn đề đang khó khăn hiện nay là vật liệu xây dựng; khắc phục các yếu kém trong công tác tư vấn, giám sát, thiết kế và những yếu kém, thiếu trách nhiệm của một số nhà thầu thi công.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị phải nỗ lực thực hiện 6 yêu cầu: đảm bảo chất lượng các công trình, dự án; đảm bảo an toàn lao động; đảm bảo tiến độ theo cam kết và theo dự án đã được phê duyệt; đảm bảo kỹ-mỹ thuật công trình và cảnh quan môi trường; không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu, thông thầu, bán thầu, chống tiêu cực lãng phí trong toàn bộ quá trình triển khai dự án; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, với phương châm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng chia nhỏ gói thầu, thông thầu, bán thầu ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác giảm sát, kiểm tra, đôn đốc, sớm phát hiện những bất cập nảy sinh để điều chỉnh, tháo gỡ kịp thời; có chính sách khen thưởng, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng bản chất; góp phần thúc đẩy thực hiện các dự án.

Thủ tướng chỉ đạo: đối với nhóm dự án chưa phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện khâu chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng.

Đối với nhóm dự án đã được phê duyệt thì nhanh chóng giải phóng mặt bằng để ngày 30/6/2023 có mặt bằng khởi công dự án.

Đối với nhóm đang thi công, tổ chức tăng ca, tăng kíp thi công để đảm bảo tiến độ theo đúng kế hoạch.

Đối với các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan phải chủ động phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh.

Riêng đối với dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Thủ tướng chỉ rõ Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước phải nghĩ cách để bù đắp tiến độ; nếu làm không đúng phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng, Nhà nước.

“Đối với dự án này, gói thầu nhà ga là hết sức quan trọng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đề ra quy định đấu thầu, chỉ định thầu; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo chung để tháo gỡ vướng mắc,” Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình; đồng thời phối hợp để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh, trên tinh thần tất cả vì nước, vì dân, hài hòa lợi ích.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: