Thủ tướng: Đầu tư công là nguồn lực và động lực của sự phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước đến ngày 31/01/2023 là gần 541.858 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 93,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội trị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Cùng chủ trì hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà.

Dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương. Dự hội nghị tại đầu cầu 63 địa phương có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Trong khi tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định. Trong nước, là nước đang phát triển, có độ mở lớn, sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế. Do đó, đòi hỏi phải bản lĩnh, linh hoạt để điều hành phát triển kinh tế-xã hội, trong điều kiện bị tác động kép từ bên ngoài và những khó khăn nội tại.

Chính phủ xác định đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực của sự phát triển. Nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 nhấn mạnh đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; 3 chương trình mục tiêu quốc gia quốc gia là những nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ này có vai trò đặc biệt quan trọng về cả kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, tháo gỡ các nút thắt, tạo nền tảng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, dẫn dắt đầu tư tư, mở ra không gian phát triển mới, tăng cường tính kết nối, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, xóa đói giảm nghèo, tăng nội lực của đất nước, tạo động lực cho phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Thủ tướng: Đầu tư công là nguồn lực và động lực của sự phát triển ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Năm 2022, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện, tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến toàn quốc, cuộc họp; thành lập 6 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Cùng với đó, cắt giảm 5.000 dự án để tập trung vốn cho các công trình lớn, có ý nghĩa; tăng thu, tiết kiệm chi để dồn vốn cho đầu tư công.

Năm 2022, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước đạt gần 93,5% kế hoạch.

Theo Thủ tướng, dự kiến năm 2023, số vốn đầu tư công là gần 711.700 tỷ đồng, tăng hơn 130.000 tỷ đồng so với 2022.

Như vậy, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 nặng nề hơn so với năm 2022 và với yêu cầu cao hơn, chất lượng, hiệu quả hơn.

Do đó đòi hỏi phải có sự quyết liệt vào cuộc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm; phấn đấu giải ngân đầu tư công năm 2023 đạt ít nhất 95% kế hoạch.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tại hội nghị này, các bộ, ngành, địa phương thảo luận, làm rõ trách nhiệm; phân tích kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm; nhất là nêu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; chia sẻ những mô hình, các làm hay, sáng tạo, giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện; đề xuất giải pháp và nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện giải ngân vốn đầu tư công thiết thực, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước đến ngày 31/01/2023 là gần 541.858 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 93,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Có 8 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân 100% kế hoạch và 40/51 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước là 93,42%.

Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 được Quốc hội quyết nghị là hơn 711.684 tỷ đồng.

Đến hết ngày 17/02/2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án là 595.616 tỷ đồng, đạt 84,2% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Cùng với đó, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 ước thanh toán đến 31/1 là hơn 12.819 tỷ đồng, đạt 1,81% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao...

Bình luận
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.