Thủ tướng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Romania

 Chiều 15/4 (giờ Việt Nam), tại Bucharest, dự Diễn đàn Doanh nghiệp Romania-Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chính các doanh nghiệp quyết định quy mô hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Romania-Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Romania-Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Romania Mihai Daraban, các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn hôm nay là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho nền kinh tế Romania. Nhìn nhận quy mô hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước tương đối nhỏ, ông cho biết, doanh nghiệp Romania rất quan tâm đến thị trường Việt Nam khi họ hiểu rằng phải vươn xa khỏi thị trường châu Âu để hòa nhập quốc tế. Ông bày tỏ vui mừng khi nhiều người lao động Việt Nam đã chọn Romania để sang làm việc và ông đã gặp nhiều công dân Việt Nam lao động ở nhiều lĩnh vực tại Romania như xây dựng, đóng tàu. Ông cho biết, có 225 doanh nghiệp có vốn của người Việt đang hoạt động tại Romania và như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam tại Romania nhiều hơn doanh nghiệp Romania tại Việt Nam.

Bộ trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania, ông Stefan-Radu Oprea nhất trí cho rằng, trao đổi kinh tế giữa hai nước chưa đạt kết quả như hai bên mong muốn. Con số kim ngạch thương mại song phương 218 triệu USD chưa phải là thành quả lớn. Do đó, qua Diễn đàn hôm nay, ông kỳ vọng, “chúng ta có thể phát triển hợp tác tốt hơn nữa”.

Ông khẳng định, Romania, với vai trò Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng đầu năm 2019, rất ủng hộ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác với nhau, góp phần làm tăng kim ngạch thương mại. Ông cho biết, Romania đang có nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và hai bên có thể hợp tác trong lĩnh vực này.

Thủ tướng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Romania ảnh 1

Diễn đàn Doanh nghiệp Romania-Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo Phó Thủ tướng Romania, ông Viorel Stefan, EVFTA sẽ mở ra hướng đi mới cho EU cũng như Romania. Các doanh nghiệp có mặt tại Diễn đàn hôm nay sẽ là những người được hưởng lợi từ Hiệp định này.

Nền kinh tế Romania phát triển chủ yếu dựa vào công nghệ và mong muốn đưa hợp tác lĩnh vực công nghệ phát triển hơn nữa.

Bày tỏ vui mừng khi hội trường rộng chật kín chỗ ngồi, Thủ tướng cho rằng, quan hệ Việt Nam-Romania phát triển rất tốt đẹp trong suốt 70 năm qua, kim ngạch thương mại tăng liên tục. Tuy nhiên, con số kim ngạch chưa vượt 250 triệu USD là thấp so với tiềm năng hai nước. Romania mới có 2 dự án ở Việt Nam với số vốn 1,2 triệu USD còn Việt Nam có vài trăm dự án ở Romania.

Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp đối với hợp tác hai nước, Thủ tướng nêu rõ, “Nhà nước tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước làm ăn, còn chính doanh nghiệp quyết định quy mô, phương thức, cách làm mới, đa ngành, đa lĩnh vực mà hai bên có nhu cầu”, nhất là khi Việt Nam tham gia 12 FTA và hướng tới ký kết EVFTA.

Thủ tướng khẳng định, so với vị trí chiến lược, tiềm năng, quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Romania thì quy mô hợp tác giữa hai bên còn quá nhỏ. Vì vậy, Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước, các doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thúc đẩy để hợp tác mạnh mẽ hơn. Và sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn hôm nay thể hiện mong muốn rằng sự hợp tác đó sẽ thành công, không phải quy mô nhỏ lẻ như hiện nay.

Giới thiệu về tình hình kinh tế-xã hội, môi trường kinh doanh của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, đây sẽ là thị trường rộng lớn, hấp dẫn đối với doanh nghiệp Romania.

Thủ tướng dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Romania ảnh 2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký kết văn kiện hợp tác giữa một số doanh nghiệp hai nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trước cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng đặt ra nhiều vấn đề như tại sao số lượng lao động Việt Nam sang Romania còn ít khi mà nhu cầu lao động của Romania rất lớn; tại sao trái cây nhiệt đới, thủy hải sản của Việt Nam chưa đến được thị trường Romania khi mà nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam không hề đối chọi với nền nông nghiệp ôn đới Romania. Tại sao số lượng khách du lịch giữa hai nước còn rất ít. Cho biết có các hãng hàng không của Việt Nam dự Diễn đàn hôm nay, Thủ tướng cũng đặt câu hỏi, liệu có thể kết nối trực tiếp Bucharest với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội hay không.

Thủ tướng mong muốn, từ Diễn đàn này, các doanh nghiệp sẽ giao lưu, trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác, “tiến tới cuộc hôn nhân thành công”.

Nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Romania, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, không chỉ lĩnh vực hợp tác, quy mô hợp tác mà điều quan trọng là công nghiệp trong hợp tác để phát triển nhanh, bền vững.

Tại Diễn đàn, Thủ tương đã chứng kiến Phòng Thương mại và Công nghiệp hai nước ký bản ghi nhớ hợp tác.

Theo Chính phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.