Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 19/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đã dự Lễ khởi công gói thầu xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án.
Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài

Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.

Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài hiện là 1 trong 3 cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống mạng cảng hàng không toàn quốc. Nhà ga hành khách quốc tế T2 – Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài gồm 4 tầng có diện tích mặt bằng khoảng 139.000 m2, với tổng mức đầu tư gần 18 nghìn tỷ đồng.

Năm 2018, nhà ga đã khai thác mãn tải và bắt đầu quá tải khi sản lượng hành khách thông qua năm 2019 đã đạt 11,4 triệu, vượt công suất thiết kế theo tính toán ban đầu là 10 triệu hành khách vào năm 2020.

Dự án “Mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài” đặt mục tiêu nâng công suất khai thác từ 10 triệu hành khách/năm lên 15 triệu hành khách/năm. Dự án có tổng mức đầu tư là 4.996 tỷ đồng.

Sau khi dự án hoàn thành, tổng diện tích sàn nhà ga hành khách sẽ được nâng lên 200.100 m2; mở rộng 2 đảo "check-in" lên 6 đảo; mở rộng 2 băng tải trả hành lý lên 8 băng tải; mở rộng 24 quầy "check-in" truyền thống lên tổng số 120 quầy; mở rộng từ 15 cầu ống lồng lên 29 cầu ống lồng cùng công trình phụ trợ…

Theo hợp đồng, gói thầu hoàn thành toàn bộ công việc là 660 ngày, khánh thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cam kết triển khai gói thầu đảm bảo an toàn, chất lượng và đặc biệt hoàn thành dự án trước ngày 31/12/2025.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong ba đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong những năm qua, Nhà nước và các nhà đầu tư đã tập trung nhiều nguồn lực, nhất là vốn xã hội hóa cho phát triển hạ tầng giao thông; đã triển khai được nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó nhiều dự án về cảng hàng không được khởi công xây dựng như sân bay Long Thành, sân bay Điện Biên, sân bay Phú Bài, Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất…; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp nghiên cứu xây dựng quy hoạch; huy động các nguồn lực, nhất là hợp tác công-tư để đầu tư, mở rộng, nâng cấp các sân bay tại các vùng, miền của cả nước; tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy du lịch, giảm chi phí logistics… như việc mở rộng, nâng cấp sân bay Cà Mau để người dân cả nước có điều kiện hơn đến thăm Cà Mau - nơi địa đầu Tổ quốc”, Thủ tướng lưu ý.

Theo Thủ tướng, trước yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập, nhiều sân bay ở nước ta đã trở nên quá tải cả trên bầu trời và dưới mặt đất, nhất là Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài.

Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội và đất nước, là cửa ngõ Thủ đô, nơi đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế và nguyên thủ quốc gia, là đầu mối giao thương quan trọng của cả nước và là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài có công suất 60 triệu hành khách/năm; đến năm 2050 là 100 triệu hành khách/năm và nghiên cứu đầu tư cảng hàng không thứ hai vùng Thủ đô. Nhà ga hành khách quốc tế T2 – Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với công suất 10 triệu hành khách/năm được đưa vào khai thác năm 2015, tuy nhiên đến năm 2018, nhà ga đã bắt đầu quá tải, vượt công suất thiết kế. Do đó, việc mở rộng nhà ga T2 trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết.

Thủ tướng ghi nhận và biểu dương Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành phố Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, ngành liên quan và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã chủ động, tích cực phối hợp cùng tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn, nhất là các thủ tục về đất đai, đầu tư, vốn và hoàn thành các thủ tục theo quy định để khởi công dự án quan trọng và có ý nghĩa này.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, dự án mở rộng nhà ga T2 hoàn thành sẽ giúp nâng công suất thiết kế của của Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài lên 30 triệu hành khách/năm và có khả năng khai thác lên đến 40 triệu hành khách/năm, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách và tính cạnh tranh của quốc gia.

Thủ tướng cho rằng, Lễ khởi công Dự án mở rộng nhà ga T2 là kết quả minh chứng cụ thể, rõ nét nhất cho sự nỗ lực hết mình của chủ đầu tư, sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu, để hoàn thành, đưa nhà ga vào khai thác đúng tiến độ, bảo đảm an toàn, chất lượng lượng còn rất nhiều việc phải làm, nhiệm vụ còn rất nặng nề và đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục có sự chỉ đạo sát sao chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện dự án để đảm bảo an toàn tuyệt đối các hoạt động bay tại cảng và an ninh trật tự xã hội khu vực.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam chỉ đạo Tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công thực hiện đúng các mục tiêu đề ra của dự án, đảm bảo việc thi công đúng tiến độ, chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy định hiện hành trong xây dựng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Các nhà thầu thi công với trách nhiệm cao nhất, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về xây dựng, huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực để thi công công trình bảo đảm chất lượng, tiến độ; nghiêm cấm việc sử dụng nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn, chất lượng, hoặc thi công không đủ nguyên vật liệu theo yêu cầu... Chủ đầu tư, tư vấn giám sát phải chịu trách nhiệm nếu các nhà thầu thi công có sai phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình.

Các nhà thầu đã cam kết rồi thì phải thực hiện, làm phải có hiệu quả bằng sản phẩm cụ thể, đúng chất lượng, đúng quy định, đúng tiến độ, không lãng phí, tiêu cực; quá trình thi công phải khoa học, an toàn. Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo sát sao các ban ngành, huyện Sóc Sơn phối hợp, tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư, các nhà thầu thi công và các đơn vị thực hiện dự án hoàn thành dự án đạt hiệu quả cao nhất.

Yêu cầu xây dựng quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, nhà thầu phải thực hiện dự án trên tinh thần: “bàn làm, không bàn lùi”, “thi công 3 ca, 4 kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng, thắng mưa; làm việc xuyên ngày nghỉ, xuyên Tết”, “đã cam kết phải thực hiện có hiệu quả”; công trình phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo vệ môi trường, không đội vốn, chống tiêu cực; phấn đấu hoàn thành công trình trước 31/12/2025, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã thăm Trung tâm điều hành sân bay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – nơi đang điều hành 500 chuyến bay mỗi ngày. Trung tâm được tích hợp thông tin số liệu của các hãng hàng không, cơ quan không lưu và cơ quan điều hành mặt đất để thống nhất đầu mối, nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành tại Cảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các đơn vị liên quan đã đẩy mạnh chuyển đổi số, phối hợp, chia sẻ thông tin quản lý điều hành sân bay hiệu quả; đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp xây dựng cảng hàng không theo hướng xanh, thông minh, hiện đại; mở rộng mô hình quản lý này tại các cảng hàng không khác trên toàn quốc.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.