Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đến với sự kiện "Gặp gỡ Nhật Bản 2023", TS. Kumagai Katsuyoshi, Trợ lý Giám đốc điều hành Bệnh viện Kusumi, Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đã rất bất ngờ và thích thú trước hai bàn trà chào đón ngay từ ngoài sảnh chính. Mỗi bàn trà đều có một trà nhân người dân tộc H'Mông trong trang phục dân tộc trực tiếp châm trà, một trà nhân người dân tộc Kinh trong trang phục áo dài chuyện trò và hướng dẫn cách thưởng trà.
Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023"
Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 1

Ngày 2/11, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ban Tổ chức Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam và các cơ quan, tổ chức Nhật Bản tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" (Meet Japan 2023) tại Hà Nội.

Sự kiện bắt đầu tương đối sớm, các trà nhân của Shanam rất chu đáo chuẩn bị thêm bánh chả, một thức quà của Hà Nội để các vị khách nhâm nhi cùng chén trà nóng. Họ sẽ chu đáo hỏi những vị khách đã ăn sáng chưa, để từ đó lựa chọn loại trà phù hợp, tránh bị "say trà".

"Đó là một sự tinh tế, tỉ mỉ từ một bàn trà ngoại giao, thể hiện sự hiếu khách và tận tâm từ đại diện chủ nhà dành cho những người bạn phương xa," một vị khách Việt gật gù tán thưởng.

Nhấp thử một ngụm trà, TS. Kumagai Katsuyoshi cũng đã chia sẻ một chút về văn hóa trà nơi quê nhà anh. Vốn dĩ, thưởng trà là nét văn hóa tương đồng, có sự gần gũi, gắn bó lâu đời giữa người dân hai nước, chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự thấu hiểu và đồng cảm. Trà không những có lợi cho sức khỏe mà còn là một thú vui khi ngồi an tĩnh nhâm nhi nghĩ về cuộc sống.

Dù vậy, Trà đạo của Nhật là một thú tiêu khiển mang đậm chất nghệ thuật, với những nguyên tắc khắt khe điển hình, và đó là nét phong cách riêng trong đời sống tinh thần của người Nhật. Trong khi đó, thưởng trà của Shanam lại mang nhiều nét dung dị, đời thường.

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 2

TS. Kumagai Katsuyoshi lắng nghe giới thiệu về văn hóa thưởng trà của người Việt và thưởng thức trà xanh Shanam.

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 3

Trà nhân tiếp đón TS. Kumagai là người dân tộc H'Mông trong trang phục truyền thống.

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 4

Một màn trình diễn đẹp mắt gây ấn tượng cho các vị khách từ Nhật Bản xa xôi.

Ai quan tâm đến các thức trà Việt, hay có biết về Shanam thì đều biết Phạm Vũ Khánh (còn gọi là Khánh trà), chủ nhân của thương hiệu trà nổi danh này luôn tự nhận bản thân "không phải nghệ nhân". Cách ông pha trà luôn rất mộc, trên bàn, ngoài la liệt các thức trà, bộ ấm cũ, các loại chén cũng thường, không phải tử sa hay sứ viền vàng, mạ bạc.

Không gian thưởng trà của ông trên Tà Xùa cũng không có màu sắc gì mộng mị, chỉ là một bàn trà thông thường, nhưng xung quanh bàn được gắn đầy những bánh trà cổ - kiểu trà Phổ Nhĩ viên. Còn trong góc nhà là những chum đựng trà bánh, trà rời, trà viên, những ống trúc, tre được nén đầy trà. Tại "Meet Japan" 2023, Shanam đã mang tới một phiên bản nhỏ xinh của không gian Tây Bắc ấy. Vẫn với những bàn trà, trà cụ, chum trà, bánh trà, mô hình di sản từ trà, không gian thưởng trà Shanam đã đem đến một niềm bất ngờ thích thú cho những vị khách cả từ Việt Nam lẫn xứ Mặt trời Mọc xa xôi, vốn cũng vô cùng nổi tiếng với trà đạo.

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 5

Trà nhân Phạm Vũ Khánh và vợ trực tiếp mời trà cho các vị khách tại sự kiện ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 6
Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 7
Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 8

Chị Việt Hà, một trà nhân của Shanam cho biết, Shanam chỉ có vỏn vẹn vài ngày để có thể lên ý tưởng và hiện thực hóa cho không gian thưởng trà sao cho thật thuần Việt, để các vị khách quốc tế có thể hiểu được sát nhất, "tiệm cận" nhất với văn hóa trà Việt, cũng như văn hóa của Shanam. Chị cho biết thêm: "Ngoài cơ sở chính ở Tà Xùa, Shanam có một showroom ngay tại Hà Nội, nên việc vận chuyển trà cụ, bánh trà trong thời gian ngắn không gặp nhiều khó khăn. Thế nên, chúng tôi đã có thể chuẩn bị ba bàn trà một cách chỉn chu, đúng tinh thần trà Việt nhất."

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 9
Trà nhân Việt Hà của Shanam chụp ảnh cùng cuốn truyện tranh "Công nữ Anio", dự án truyện tranh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 10
Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 11

Hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" có khoảng 900 đại biểu trong và ngoài nước. Về phía Việt Nam có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng. Về phía Nhật Bản có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio và đoàn tùy tùng. Đây là một cơ hội để nước chủ nhà bày tỏ lòng hiếu khách, cũng như giới thiệu về văn hóa trà Việt đến với bạn bè Nhật Bản.

Trước đó, hồi tháng 3/2023, Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cũng tổ chức buổi gặp gỡ, giao lưu trà đạo nhân chuyến thăm của ông Machita Soryu, Phó trưởng môn phái trà đạo Urasenke, trà thất Konnichi-an. Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio nhấn mạnh buổi giao lưu trà đạo là một trong những điểm nhấn nổi bật trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (1973-2023). Như một lời hồi đáp, bàn trà ngoại giao Shanam đặt ngay khu vực sảnh chính, như lời khẳng định về sự trân trọng mối quan hệ khăng khít, hữu nghị giữa hai quốc gia.

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 12

Các đại biểu thưởng thức một chén trà và trò chuyện giao lưu trước thềm hội nghị.

Thú vị bàn trà Shanam tại "Meet Japan 2023" ảnh 13

Còn với các đại biểu là doanh nghiệp, nhà ngoại giao và nhà văn hóa Việt Nam, thưởng thức một chén trà xanh đem lại cảm giác thân thuộc, gần gũi hơn so với cà phê đen hay trà túi lọc có sẵn tại các quầy tea-break. Dường như đây là lý do khiến cho ba không gian thưởng trà của Shanam luôn thật đông các vị khách tìm đến.

Ảnh: Kondou - Quỳnh Hoa.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.