Chương trình có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Vũ Chi Mai; lãnh đạo tỉnh Fukuoka, Lãnh đạo Liên đoàn kinh tế Kyushu và nhiều quan chức các tỉnh thuộc khu vực Kyushu, cùng gần 400 đại biểu là lãnh đạo và đại diện các địa phương của Việt Nam gồm: Bắc Giang, Cà Mau, Điện Biên, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Long.
Phát biểu khai mạc, bà Vũ Chi Mai cho biết khu vực Kyushu nằm ở phía Tây nam Nhật Bản với GDP khoảng 4,43 tỷ USD, là khu vực đứng đầu Nhật Bản trong các lĩnh vực: Nông, lâm, ngư nghiệp, chế tạo máy, y tế, giáo dục, IT và chuyển đổi số. Chính phủ Nhật Bản chọn khu vực Kyushu làm trọng điểm, tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế, để lan tỏa sang các khu vực khác làm bàn đạp phục hồi kinh tế Nhật Bản sau ba năm đại dịch COVID-19. Diễn đàn lần này còn có ý nghĩa rất lớn khi tổ chức đúng vào dịp 2 nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trước đó, vào tháng 3/2023, Trung tâm Xúc tiến Kyushu (Kyushu Promotion Center) cũng chính thức được khai trương tại 73 Vạn Bảo, Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm kết nối, giao lưu và mở rộng thị trường. Sự kiện Diễn đàn Kinh tế Kiều bào lần thứ II kết nối hợp tác địa phương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Kyushu, với phương châm "Thực chất - hiệu quả - bền vững" chính là một bước đi mạnh mẽ tiếp nối đà thành công của Trung tâm Xúc tiến Kyushu trong việc đưa hai nền kinh tế xích lại gần nhau hơn.
Công ty TakaMasamune, với đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam là công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Thiên Ưng, một trong những doanh nghiệp đã đến tham dự sự kiện khai trương hồi tháng 3, cũng có mặt tại Diễn đàn Kinh tế Kiều bào ngày 6/10. Bà Nguyễn Xuân Lan, Giám đốc công ty Thiên Ưng giới thiệu:
"Đến với Diễn đàn Kinh tế Kiều bào lần thứ II này, TakaMasamune và Thiên Ưng hân hạnh đem đến những sản phẩm rượu shochu và sake chất lượng, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa từ Kurume. Kurume là một thành phố nhỏ của vùng Kyushu, luôn tự hào với vùng nguyên liệu trù phú, chất lượng. Trong mỗi chai rượu của Takamasamune đều chứa đựng những nguyên liệu tốt nhất từ thiên nhiên trù phú, dòng nước khoáng quý giá từ núi Minou, những cánh đồng lúa mạch, cây trồng bản địa nhiều chất dinh dưỡng tại Kurume, tất cả đều góp phần làm nên hương vị thơm ngon trong từng giọt rượu."
Hiện tại, TakaMasamune và Thiên Ưng đang tích cực tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, kết nối được nhiều hơn doanh nghiệp tại Việt Nam, từ đó mở rộng thị phần. Đối với những doanh nghiệp địa phương như TakaMasamune, những sự kiện tương tự Diễn đàn Kinh tế Kiều bào chính là cơ hội quý giá để lan tỏa và quảng bá sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng Việt Nam: "Chúng tôi đã có cơ hội làm việc và kết nối với đại diện tỉnh Điện Biên và doanh nghiệp xã hội KymViet, thuộc Mạng lưới Phát triển xã hội vì cộng đồng. Những cuộc trao đổi này mở ra rất nhiều sự hợp tác hứa hẹn trong tương lai", bà Nguyễn Xuân Lan cho biết.
Rượu shochu cũng là thức uống được người Nhật tiêu thụ nhiều nhất, đại diện Thiên Ưng cho biết. |
Suốt bề dày 189 năm hoạt động, TakaMasamune tự hào là nhà máy nấu rượu truyền thống, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa vùng Kurume, Fukuoka – một trong những nơi sản xuất rượu sake hàng đầu Nhật Bản. |
Tháng 10/2022, trong khuôn khổ hội nghị quốc tế "Vai trò của nền kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên" do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tổ chức, công ty Thiên Ưng đã nhận được bằng khen và bảng vàng Doanh nhân văn hóa nhờ những giá trị bền vững mà doanh nghiệp đang theo đuổi và thực hiện. |
Về phía chính quyền địa phương Nhật Bản, ông Hattori Seitaro, Thống đốc tỉnh Fukuoka khẳng định doanh nghiệp của Fukuoka rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, Việt Nam được cho là đứng thứ hai trong số các thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp tỉnh quan tâm và muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Phát biểu chào mừng và định hướng diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng cho biết hợp tác kinh tế giữa các địa phương của Việt Nam với các địa phương của Nhật Bản trong các năm qua ngày càng đi vào chiều sâu và trở thành điểm sáng trong quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa hai nước. Hơn 90 cặp quan hệ cấp địa phương giữa Việt Nam – Nhật Bản đã được thiết lập với hơn 100 văn kiện hợp tác được ký kết.
“Với các thành tựu to lớn đã đạt được trong 50 năm quan hệ Việt Nam Nhật Bản với nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân và với quyết tâm của chính phủ hai nước. Tôi tin tưởng rằng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa 2 nước sẽ ngày càng triển và diễn đàn hôm nay cũng đóng góp vào sự phát triển có thể nói là thăng hoa đó. Sau diễn đàn này, sẽ có nhiều cặp địa phương, nhiều chương trình, dự án hợp tác thực chất hiệu quả giữa các địa phương giữa các doanh nghiệp của 2 bên sẽ được hình thành và đi vào triển khai thực tế”.
Một số hình ảnh tại Diễn đàn Kinh tế Kiều bào lần thứ II do PV Ngày Nay ghi lại:
Doanh nghiệp xã hội KymViet thuộc Mạng lưới Sáng kiến phát triển vì cộng đồng, Trung tâm Thông tin UNESCO. |