Thừa Thiên Huế: Khu công nghiệp Phong Điền không có hệ thống xử lý nước thải

Khu công nghiệp (KCN) Phong Điền đã thành lập từ nhiều năm nay; tuy nhiên đến nay nơi này vẫn không có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung. Điều này là trái so với quy định bảo vệ môi trường....

 
KCN Phong Điền đang gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng?
KCN Phong Điền đang gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng?

Theo quy định về bảo vệ môi trường đối với các KCN khi xây dựng các cơ sở sản xuất phải đồng thời với việc xây dựng hệ thống thu gom, XLNT công nghiệp và khu xử lý chất thải công nghiệp. Thế nhưng do thiếu sự kiểm tra, giám sát và xử lý đồng bộ của các cơ quan chức năng nên nhiều năm qua, KCN Phong Điền vẫn chưa có hệ thống XLNT tập trung khiến người dân trong vùng rất bức xúc...

Được biết, KCN Phong Điền (thuộc thị trấn Phong Điền và các xã Phong Hòa, Phong Thu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) được thành lập từ năm 2009, theo quy hoạch thì KCN này rộng 400ha hướng tới mở rộng 700 ha vào năm 2020, gồm 3 khu: A, B,C; có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng đến nay vẫn chưa đầu tư xây dựng.

Hiện tại KCN có các nhà máy hoạt động và được cấp phép như: Công ty TNHH Scavi may mặc Phong Điền, Công ty Cổ phần Prime Phong Điền sản xuất men frit, Công ty cổ phần chế biến và chăn nuôi C.P; Công ty cổ phần Bảo Toàn A và Công ty TNHH Khoáng sản Khánh Hòa với dự án sản xuất sodium silicat, sản xuất pin mặt trời và sợi thủy tinh. Những công ty này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn...
Người dân địa phương cho biết, họ đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường, không để nước thải từ KCN chảy ra làm ô nhiễm môi trường nhưng đến nay vẫn không tiến triển gì.

Thừa Thiên Huế: Khu công nghiệp Phong Điền không có hệ thống xử lý nước thải ảnh 1Nước thải từ KCN Phong Điền chảy thẳng ra sông Ô Lâu 

Bà Nguyễn Thị Tr. (thôn Trạch Tả, thị trấn Phong Điền) cho hay, lúc trước cứ tầm buổi trưa thì người dân sống dọc hai bên bờ sông Ô Lâu đều quy tụ về đây để giặc giũ quần áo, tắm rửa... Gần đây nước sông đục ngầu, nhiều người tắm về bị ngứa ngáy nên người dân rất lo lắng, nhiều người không dám đến sông nữa.

“Người dân rất mong muốn cơ quan chức năng xác định, có phải do nước thải từ KCN chảy xuống khiến sông Ô Lâu ô nhiễm hay không”- bà Tr. bức xúc.

Ông Đỗ Đình Mãn- Đội trưởng Đội sản xuất thôn Trạch Tả thì cho biết, làng Trạch Tả nằm ở vùng thấp nhất của thị trấn. Vì vậy, nước thải của các nhà máy ở KCN sau khi chảy qua các kênh mương trong thị trấn rồi chảy qua làng và xuống sông Ô Lâu.

“Bấy lâu nay, các vụ mùa đều đạt năng suất cao nhưng vừa qua, do ảnh hưởng nước thải từ KCN gây ô nhiễm nên hơn 5 ha ruộng ở vùng thấp không thể trổ bông. Trước đây, cây cỏ tràm tự nhiên của xã mọc lên rất đẹp nhưng từ ngày nước thải KCN chảy trực tiếp ra môi trường khiến loại cây này cũng chết héo...”- ông Mãn nói.

Cũng theo phản ánh của người dân thôn Trạch Thượng (thị trấn Phong Điền), do nhà máy gạch men và Công ty chế biến thủy sản xả nước thải ra sát đập Ba Làng- nơi cung cấp nước phục vụ nông nghiệp cho hàng trăm hộ dân ở thị trấn Phong Điền khiến đập này có màu đen ngòm.

Theo ông Lê Hoàng Linh- Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phong Điền, dù KCN Phong Điền đã đi vào hoạt động nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa có hệ thống XLNT tập trung mà các nhà máy chỉ có hệ thống XLNT riêng nên rất khó kiểm soát về vấn đề môi trường.

“Địa phương rất mong muốn KCN này được đầu tư hệ thống XLNT nhưng do có thể gặp khó khăn về kinh phí nên chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh vẫn chưa đầu tư...”- ông Linh nói.

Còn ông Thái Ngọc Thảo- Chủ tịch UBND thị trấn Phong Điền xác nhận, tình trạng các nhà máy đang hoạt động ở KCN Phong Điền sau khi qua hệ thống xử lý thải của từng nhà máy đã chảy trực tiếp ra môi trường rồi đổ về sông Ô Lâu gây ô nhiễm là có.

“Qua các cuộc tiếp xúc cử tri gần đây thì người dân thị trấn Phong Điền cũng có kiến nghị lên thị trấn, huyện về nước thải ở KCN gây ô nhiễm môi trường. Tỉnh cũng đã cử đoàn kiểm tra về làm việc. Trước mắt thì chưa đến nỗi nhưng về lâu dài khi các nhà máy mở rộng quy mô sản xuất, nhiều doanh nghiệp đến đầu tư thì nếu không có hệ thống XLNT tập trung thì sẽ rất khó giám sát và nguy cơ ô nhiễm cao...”- ông Thảo thông tin.

Theo Tài Nguyên và Môi Trường 

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.