Thuốc kháng virus thế hệ mới mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch HIV/AIDS

(Ngày Nay) - Hãng dược Gilead mới công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy lenacapavir, một loại thuốc kháng virus thế hệ mới được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV, có hiệu quả phòng ngừa lên 100% trong việc ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ nếu được tiêm 2 mũi/năm.
Thuốc kháng virus thế hệ mới mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch HIV/AIDS

Theo báo cáo, thuốc có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV đối với phụ nữ và có hiệu quả gần như tương đương ở nam giới. Gilead cho biết sẽ bán các phiên bản thuốc này với giá thành rẻ tại 120 quốc gia nghèo có tỷ lệ nhiễm HIV cao - chủ yếu là ở châu Phi, Đông Nam Á và Caribe.

Đánh giá về loại thuốc này, Giám đốc điều hành Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) Winnie Byanyima nhận định liệu pháp này vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp phòng ngừa nào khác hiện nay. Hoan nghênh việc Gilead phổ cập loại thuốc này với giá phải chăng ở các nước nghèo, bà Byanyima nhấn mạnh khả năng ngăn chặn căn bệnh AIDS của thế giới phụ thuộc vào việc sử dụng loại thuốc này ở các quốc gia có nguy cơ cao.

Thuốc lenacapavir đã được bán dưới tên thương hiệu Sunlenca để điều trị HIV tại Mỹ, Canada, châu Âu. Gilead cho biết có kế hoạch sớm xin cấp phép sử dụng Sunlenca để phòng ngừa HIV. Biện pháp này không chỉ giúp ngăn chặn căn bệnh thế kỷ, mà còn mang ý nghĩa nhân văn khi giúp cho những người thuộc diện nguy cơ cao, như người đồng tính, giảm bớt tình huống bị kỳ thị bởi họ chỉ cần đến các cơ sở y tế để tiêm thuốc 2 lần/năm, thay vì phải đăng ký và nhận thuốc phòng ngừa hằng ngày theo các chương trình của chính phủ.

Trong báo cáo được công bố nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12, UNAIDS cho biết trong năm 2023, thế giới ghi nhận 630.000 ca tử vong do căn bệnh thế kỷ, mức thấp nhất kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2004. Thành tựu này đánh dấu một cột mốc quan trọng, cho thấy thế giới đang có cơ hội chấm dứt đại dịch này.

Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.