Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang đầu độc giới trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gần 100 ca cấp cứu do sử dụng thuốc lá điện tử.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang đầu độc giới trẻ

Bệnh nhân chủ yếu là học sinh, sinh viên vào nhập viện trong tình trạng nặng và rất nặng. Chỉ tính riêng năm 2023, cả nước có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 130 trường hợp.

Suýt chết vì sử dụng thuốc lá điện tử chứa ma tuý

Nam sinh viên 20 tuổi (Thường Tín, Hà Nội) được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 26/6 trong tình trạng ngộ độc thuốc lá điện tử rất nặng. Theo gia đình cho biết, 2h sáng 26/6 nam sinh viên đi ngủ, đến 4h gia đình phát hiện anh này co giật toàn thân, hôn mê, vội vàng đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Chia sẻ bên lề hội thảo Cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của thuốc lá mới và đề xuất biện pháp cấm các sản phẩm này vào ngày 5/7, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc cho biết, cách đây 1 năm, nam sinh viên từng vào đây cấp cứu cũng bởi ngộ độc thuốc lá điện tử. Lần này bệnh nhân bị ngộ độc nặng hơn khi hôn mê, co giật, tụt huyết áp, tổn thương tim, tổn thương não, phải thở máy. Xét nghiệm bộ hút thuốc lá điện tử nam sinh viên sử dụng phát hiện 2 chất ma tuý tổng hợp, các chất này gây tổn thương não và tim rất nặng. Hiện, nam sinh viên đã tỉnh, nhưng do não bị tổn thương toàn bộ 2 bên, có dấu hiệu thần kinh nên tiếp tục phải điều trị.

Theo BS Nguyên, số người sử dụng thuốc lá điện tử trong 5 năm qua tăng gấp 8 lần. Tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử vào cấp cứu gia tăng mạnh và hầu hết phát hiện chất ma tuý tổng hợp có trong thuốc lá điện tử gây ngừng tim, vỡ mạch máu não. Không những thế, thuốc lá điện tử còn gây sa sút sức khoẻ tâm thần và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Điển hình một bệnh nhi (hơn 10 tuổi) vào nhập viện trong tình trạng run chân tay, xuất hiện ảo giác, đánh giá thang điểm trí nhớ rất thấp. Hay học sinh 17 tuổi sau khi sử dụng thuốc lá điện tử vào cấp cứu với biểu hiện vã mồ hôi, hoang tưởng, ảo giác do chất ma tuý có trong thuốc lá điện tử. Hậu quả của thuốc lá điện tử rất dai dẳng, có bệnh nhân ra viện trong tình trạng mất não do di chứng…

“Ca tổn thương phổi cấp đầu tiên ở Việt Nam do sử dụng thuốc lá điện tử được phát hiện tại Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu, hình ảnh trên phim chụp cho thấy phổi đen xì, tiên lượng rất nặng. Ca thứ 2 phát hiện ở Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh có hình ảnh tổn thưởng phổi cấp tính, nhưng nó không phải tổn thương phổi cấp tính thông thường mà là một bệnh mới, khó điều trị, khó chẩn đoán. Có lẽ có nhiều căn bệnh đang âm thầm tiếp diễn mà chúng ta chưa phát hiện hết, 5 năm sau, hoặc nhiều năm sau nữa mới có tổng kết về bệnh tật do thuốc lá điện tử gây ra, không ngoại trừ đó là một căn bệnh mới nổi”, BS Nguyên nhấn mạnh.

Giám đốc Trung tâm Chống độc bày tỏ lo lắng khi cần sa tổng hợp là loại ma tuý phức tạp nhất hiện nay mà Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Khi nó được sử dụng vào thuốc lá điện tử, các labo của chúng ta chưa xét nghiệm được hết các chất này, nên công tác điều trị rất khó khăn và không lường hết được hậu quả. Thuốc lá nung nóng cũng có nguy cơ rất cao trộn hoá chất và ma tuý tổng hợp. Vì vậy, cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là vô cùng cấp thiết trong bối cảnh gia tăng báo động hiện nay.

Nếu không cấm nhanh sẽ không kịp

ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, người đã sử dụng thuốc lá điện tử, khả năng sử dụng ma tuý rất cao. Theo thống kê, đến nay có khoảng 60% thuốc lá điện tử liên quan đến ma tuý. Nhà sản xuất không có lương tâm sẽ pha trộn ma tuý vào thuốc lá điện tử và quảng cáo loại này sử dụng “phê” hơn, giới trẻ bị thu hút mua và sử dụng nhưng không biết loại nào pha trộn ma tuý. Hiện có gần 700 loại ma tuý tổng hợp thay đổi hàng ngày, rất khó khăn trong công tác kiểm soát khi được pha trộn vào thuốc lá điện tử.

Đưa ra dẫn chứng về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử đang rất đáng báo động trong giới trẻ, TS.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, qua điều tra, chỉ trong 1 năm số học sinh từ 13-15 tuổi ở Việt Nam sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng gấp 2 lần. Nếu chỉ 1 năm nữa con số này sẽ tăng lên gấp 3-4 lần và 5 năm nữa mới cấm thì không còn tác dụng.

Theo TS Khoa, chỉ tính riêng năm 2023, cả nước có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó có 81 người sử dụng lần đầu tiên, còn lại là sử dụng một thời gian. Nguyên nhân vào viện chủ yếu do dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp. Bên cạnh đó, mỗi năm nước ta tiêu tốn 49 nghìn tỷ đồng để mua thuốc lá và chi 108 nghìn tỷ đồng cho chi phí khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Nếu cho sử dụng thuốc lá điện tử, số tiền phải tiêu tốn còn lớn hơn rất nhiều.

“Sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không giảm hại hơn so với thuốc lá thông thường, mà còn cực kỳ khó quản lý và không thể kiểm soát được ma tuý trong đó. Giới trẻ sau 30-50 năm sử dụng không lường hết được hậu quả về sức khoẻ. Nếu không cấm nhanh, nếu chậm trễ cấm, chỉ chờ đến khi sửa xong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì con em chúng ta đã hút hết rồi”, TS Khoa nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, BS Nguyễn Tuấn Lâm cho biết: “Trên thế giới có gần 40 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, trong đó ASEAN có 5 nước; 17 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng và nhiều quốc gia có cách quản lý khác nhau. Sự đa dạng quá mức của sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng càng gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì vậy, Việt Nam cần cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Theo bà Đinh Thị Thu Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Bộ Y tế nhất quán chính sách bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân là trên hết, mọi lợi ích kinh tế không đặt trên lợi ích sức khoẻ và tính mạng của người dân. Trong tình thế cấp bách hiện nay, để bảo vệ thế hệ trẻ và vì tương lai của đất nước, Bộ Y tế đề xuất Quốc hội ban hành ngay Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở Việt Nam.

Theo CAND
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?