Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng

Rượu vang, bánh mì baguette, pate ngan ngỗng,... đều là những đồ ăn, thức uống tiêu biểu nhất của ẩm thực Pháp.
Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng

Được đánh giá là sành ăn và cẩn trọng trong việc ăn uống, người Pháp còn có cả tính nghệ thuật trong cách sắp xếp cũng như thưởng thức món ăn. Chính vì thế, thật không "ngoa" khi gọi văn hóa ẩm thực của Pháp là cái nôi của ẩm thực châu Âu và là tinh hoa của ẩm thực thế giới. Một số đồ ăn, thức uống của Pháp đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Rượu vang Pháp

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 1

Tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, theo từng loại trái cây, từng công thức chế biến, từng kiểu lưu trữ rượu riêng biệt đã tạo nên sự khác biệt nổi bật của các loại rượu Pháp so với các nước châu Âu. Rượu vang Pháp nổi tiếng khắp thế giới với tên tuổi của các loại rượu tuyệt hảo, xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời.

Không chỉ là thức uống hiện diện trong mỗi bữa ăn của người Pháp rượu còn được sử dụng như một loại gia vị chế biến cho hương vị các món ăn thêm phần đậm đà, đặc biệt là các món hải sản. Người Pháp thường thưởng thức rượu vang vào buổi trưa hay tối. Điều đặc biệt trong nét ẩm thực Pháp là mỗi món ăn có một loại rượu vang riêng phù hợp chứ không dùng một loại rượu trong suốt bữa ăn. Đây quả thực là nét thú vị trong cách thưởng thức rượu tại đất nước với nền ẩm thực nổi tiếng này.

Bánh Macaron

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 2

Những chiếc bánh macaron với hình dáng đẹp mắt và hương vị độc đáo cũng là món ăn tiêu biểu của nước Pháp. Bánh được chế biến từ những nguyên liệu chính là bột hạnh nhân, đường, lòng trắng trứng. Lớp bánh phía ngoài giòn tan, ở giữa là lớp nhân dẻo mềm thơm ngọt với nhiều hương vị như dâu, cam, quế, chanh, socola, hạnh nhân…Chỉ cần cắn một miếng Macaron, hương vị dịu nhẹ thơm ngon tan trên đầu lưỡi khiến bạn phải ngất ngây. Những chiếc bánh Macaron được chế biến cầu kỳ, khéo léo thể hiện sự tinh tế của con người Pháp.

Bánh Crêpe

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 3

Bánh Crêpe, Pháp nổi tiếng bởi sự đa dạng về chủng loại, nhân bánh, cách trang trí. Nguyên liệu cho món bánh này là bột mì hay bột lúa mạch trộn với sữa, trứng, bơ sau đó tráng mỏng hình tròn rồi chiên vàng hai mặt. Nhân bánh luôn thể hiện sự đa dạng, với bánh mặn có thể là jambong, thịt gà, phô mai…hay bánh ngọt là socola, kem tươi, hạnh nhân…Có nhiều loại bánh Crêpe khác nhau, loại truyền thống được làm từ đường và cốt chanh nhưng có lẽ nổi tiếng và được ưa chuộng nhấy là bánh Crêpe với kem socola và chuối. Bánh Crêpe luôn là lựa chọn hoàn hảo cho mọi bữa ăn như bữa sáng, làm món khai vị cho bữa trưa hay là món tráng miệng cho bữa tối.

Phô mai

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 4

Hương vị và số lượng phô mai ở Pháp nổi danh khắp thế giới. Tới đây, bạn có thể thưởng thức hơn 500 loại phô mai có mùi vị khác nhau, chủ yếu được làm từ sữa bò, cừu và dê. Để tạo ra phô mai người ta sử dụng sữa bò tươi cho lên men, sau đó qua khâu xử lí chế biến với nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mỗi vùng miền. Người Pháp dùng phô mai thường xuyên trong các bữa tiệc hay đơn giản chỉ là ăn kèm với bánh mì. Phô mai vốn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng nên rất được ưa chuộng không chỉ ở Pháp mà hầu như ở tất cả các nước châu Âu.

Foie gras - Gan ngỗng

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 5
Là món ăn hảo hạng của ẩm thực nước Pháp, gan ngỗng có mặt ở hầu hết các nhà hàng đạt chuẩn quốc tế và hơn thế nữa không phải nhà hàng nào cũng có khả năng chế biến. Gan ngỗng được chế biến từ những con ngỗng được chăm sóc bằng chế độ ăn uống đặc biệt để khai thác thành phần dinh dưỡng trong gan của chúng. Cách chế biến món ăn này cũng được xem là kỳ công bậc nhất trong các loại. Foie gras thường được dùng kèm với các món ngọt như các món mứt hay nước sốt ngọt để làm dậy lên vị ngon, béo của gan ngỗng. Đặc biệt, người dân Pháp thường dùng gan ngỗng với rượu Sauterne - một loại rượu vang trắng làm từ nho.

Nước sốt

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 6

Nước sốt là thành phần chính tạo nên những hương vị đặc trưng rất riêng của các món ăn của Pháp. Chế biến nước sốt là sự hòa quyện đầy nghệ thuật, tinh tế giữa các loại thảo mộc, lá thơm và một số loại lá gia vị khác như quế, oải hương hay đơn thuần chỉ với cam, bưởi… Nhưng trên tất cả, để tạo ra món ăn với sự ưng ý nhất đó là khâu chọn nguyên liệu, ẩm thực Pháp ưu tiên sử dụng thực phẩm đúng mùa. Chính vì vậy món ăn luôn giữ được độ tươi ngon.

Bánh mì baguette

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 7

Nhắc đến bánh mì Pháp, người ta thường nghĩ ngay đến bánh mì baguette – một loại bánh mì dài và có vỏ giòn. Bánh mì baguette thường được dùng kèm với pate, sốt mayonnaise hay với một ly chocolate nóng vào buổi điểm tâm sáng hoặc với một ít pho mát và một ly rượu vang cho một bữa tối đơn giản. Tuy nhiều nơi đều gọi chung bánh mì Pháp là baguette, nhưng khi đến Pháp, bạn sẽ được biết thêm nhiều hơn về các loại bánh mì Pháp khác như bánh mì Bâtard, bánh mì Flute, bánh mì Ficelle, bánh Brioche.

Ốc sên

Thưởng thức ẩm thực Pháp qua 8 đồ ăn đặc trưng - anh 8

Món ốc sên cũng là món ăn đặc trưng ở Pháp. Để chế biến món ăn này, ốc sên thường được làm sạch, lấy ra khỏi vỏ và nấu chín chung với bơ tỏi, gà hoặc rượu vang, sau đó được đặt trở lại vào vỏ kèm với bơ, rau mùi tây, kem bọt tỏi và nước sốt để phục vụ thực khách. Một số nguyên liệu khác có thể được thêm vào món ăn để tạo nên hương vị tùy theo ý thích là hạt tỏi, húng tây, mùi tây… Mùi thơm của bơ, tỏi và các loại thảo mộc kèm theo đó là độ dai giòn của ốc, hòa cùng bơ béo sẽ mang lại hương vị đặc sắc và thú vị.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.