Tiêm vaccine khi Tổ quốc cần

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đất nước nếu ví như cơ thể sống thì mỗi người dân là một tế bào, đất nước chỉ có thể khỏe mạnh, hồng hào trở lại khi mỗi tế bào được tiêm vaccine và đủ sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Và vì thế, hãy tiêm vaccine khi tổ quốc cần!
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam

Ngày 4/8 có lẽ nên được xem là dấu mốc đặc biệt trong trận chiến chống Covid -19 tại Việt Nam. Tiểu ban điều trị Covid, Bộ Y tế thông báo, tính từ 1/8 tới 4/8, đã có hơn 256 bệnh nhân đã thiệt mạng.

Đây thực sự là con số thiệt hại về nhân mạng gây sốc. Hiện nay, tâm dịch - TP HCM vẫn đang có diễn biến khó lường, và việc điều trị cho những ca nặng gặp rất nhiều khó khăn khi sức lực của đội ngũ y tế đã đang quá tải.

Với con số người chết vì Covid trong ngày như hiện nay, Việt Nam đã gần tiệm cận con số của Thái Lan, một quốc gia cũng đang lâm vào tình trạng bi đát không kém khi mỗi 24 giờ qua đi có cả hàng vạn người nhiễm mới.

Hãy nhớ, trong đợt dịch bùng phát đầu tiên, các y bác sĩ Việt Nam đã rất cố gắng, gần như dốc toàn lực để cứu phi công người Anh, sang tới đợt dịch thứ 2, thứ 3, chúng ta cũng nỗ lực ở mức rất cao để giữ lại sinh mạng cho rất nhiều bệnh nhân cao tuổi, người mang bệnh nền. Chỉ tới khi bệnh nhân không thể đáp ứng điều trị, không thể cứu chữa, các y bác sĩ mới chịu "bó tay". Họ cố gắng như vậy để không ai phải trở thành nạn nhân tử vong đầu tiên của Covid tại Việt Nam.

Nhưng dịch bệnh quá khốc liệt và vượt xa sự tưởng tượng của chúng ta. Chỉ trong đợt càn quét qua thành phố Hồ Chí Minh, Covid đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn bệnh nhân. Các bệnh viện đã phải từ chối nhiều bệnh nhân, thậm chí có nhiều người ở tình trạng nặng. Sự từ chối này đôi khi đồng nghĩa với cái chết.

Cần hiểu rằng, hệ thống y tế của Việt Nam đã gồng hết sức lực. Để bù đắp cho sự thiếu hụt trầm trọng này, Bộ Y tế đã phải kêu gọi những y bác sĩ về hưu tham gia chống dịch, TP HCM kêu gọi nhiều lực lượng khác xung phong hỗ trợ các bệnh viện có nhiều bệnh nhân nặng. Tình trạng thiếu máu cũng đang diễn ra ở hầu hết các cơ sở điều trị lớn.

Nếu tình trạng như hiện nay kéo dài và ngày thêm phức tạp, có lẽ nguy cơ sụp đổ là không thể tránh khỏi. Và khi đó những con số người chết vì Covid có thể sẽ tăng cao hơn trong ngày 4/8.

Những con số thiệt hại được thống kê có lẽ cũng chưa phản ánh hết mức độ nghiêm trọng mà dịch bệnh đã và đang gây ra. Còn những con số chưa được thống kê kịp nhưng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội đã được các nhà báo, nhóm tình nguyện ghi nhận và xác minh. Không ít người thiệt mạng tại nhà vì không kịp hoặc không thể vào viện; có người thiệt mạng do bệnh tật nhưng không tiếp cận được dịch vụ y tế; có người thiệt mạng do tai nạn giao thông trên đường về quê...

Và còn nhiều cái chết do trầm cảm, một loại bệnh rất phổ biến tại Việt Nam.

Bên cạnh những thiệt hại về nhân mạng là tổn thất không thể đong đếm về kinh tế. Hàng vạn doanh nghiệp cũng đã chết bất đắc kỳ tử vì không thể chống chọi được với dịch bệnh đã diễn biến xấu quá dài ngày. Hàng triệu công nhân mất việc đang sống lay lắt tại các đô thị phong tỏa dài ngày, hoặc tìm cách hồi hương trên xe máy, hay đạp xe đạp hoặc cuốc bộ...

Đó là một cuộc khủng hoảng thực sự mà chúng ta cần nhìn thẳng để hiểu rõ về đợt dịch bệnh khủng khiếp này.

Nói một cách tổng thể, Việt Nam của chúng ta đang ốm nặng, đang ở trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh. Bây giờ đã là thời điểm không thể chần chừ, không thể kén cá chọn canh, không thể chê bai bất cứ loại vaccine nào được cấp phép nữa.

Người dân cần tiêm vaccine ngoài không chỉ để bảo vệ chính bản thân mình mà còn góp phần bảo vệ người thân, họ hàng và cả cộng đồng xung quanh. Hiểu một cách đơn giản, tiêm vaccine vừa là quyền lợi cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân trong cuộc chiến với bệnh tật.

Những ngày qua, khi thông tin về việc TP HCM có dự định tiêm vaccine Sinopharm cho người dân tại đây, đã có nhiều luồng ý kiến cho rằng, đó là loại vaccine chưa đảm bảo an toàn, chưa đủ độ tin cậy vì thế người dân cần thận trọng, thậm chí có thể từ chối. Những ý kiến này được chia sẻ rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội và trở thành đề tài tranh luận gay gắt.

Tất nhiên việc tranh luận, phản biện lẫn nhau để tìm ra chân lý là điều đáng mừng, nhưng chúng ta cần nhớ, hiện nay, chúng ta đang ở trong thế rất khó, gần như đang bị Covid dồn vào chân tường. Nếu những cuộc tranh luận cãi vã như vậy tạo ra các luồng dư luận tiêu cực, rẽ sang chiều hướng chính trị, thậm chí khoét sâu vào những câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ, rất có thể chiến lược phủ sóng thần tốc vaccine cho toàn dân sẽ bị chững lại. Khi người dân nghe quá nhiều những thông tin trái chiều, tất nhiên sẽ có những người đắn đo, do dự.

Hiện nay, những thông tin chính thống về các loại vaccine sẽ được nhập về tiêm cho người Việt có thể dễ dàng tìm thấy trên nhiều trang báo hoặc tại website của cơ quan y tế. Aaztrazeneca, pfizer hay Sinopharm... là các loại vaccine đã đa số các quốc gia sử dụng, tiêm cho hàng trăm triệu người.

Nhìn vào những nước đã tiêm vaccine cho đa số người dân thì có thể khẳng định, chỉ có vaccine, dù đó là loại nào, xuất xứ từ đâu, miễn được cấp phép, đã được sử dụng rộng rãi và đảm bảo an toàn, thì đó chính là cứu cánh duy nhất cho chúng ta lúc này. Bất kỳ sự chần chừ, chậm trễ, đợi chờ cũng có thể phải trả một cái giá rất đắt.

Trong bối cảnh nguồn cung vaccine phòng COVID-19 khan hiếm trên phạm vi toàn cầu, Chính phủ và các bộ, ngành và cả các doanh nghiệp đang rất tích cực để triển khai chiến lược chủ công ngoại giao vaccine để có vaccine nhiều nhất, nhanh nhất. Mỗi người dân ở thời điểm này, có lẽ nên góp sức cùng đất nước bằng một hành động đơn giản nhất, đó là ủng hộ, đồng thuận với chiến lược vaccine mà Chính phủ đã và đang hành động. Ủng hộ để bảo vệ sức khỏe của chính mình, đó là giải pháp tối ưu nhất khi bạn đang sống ở nơi Covid hoành hành, các thành phố phong tỏa dài ngày, mỗi lần tiếp xúc là một nguy cơ nhiễm bệnh.

Nếu không may bạn, tôi và chúng ta nhiễm bệnh, sẽ chẳng có facebooker, chuyên gia y tế tự phong nào đã từng khuyên bạn đừng tiêm vaccine đứng ra giúp đỡ, tìm cách cứu mạng bạn. Tất cả phải trông vào lực lượng y bác sĩ và họ đang trông chờ chúng ta ủng hộ, tiêm vaccine ngay khi có thể.

Xin được nhắc lại, vaccine là giải pháp duy nhất cho mỗi cá nhân và cho đất nước. Hãy dừng những cuộc cãi vã vô bổ, tốn thời gian để đồng hành cùng đất nước.

Đất nước nếu ví như cơ thể sống thì mỗi người dân là một tế bào, đất nước chỉ có thể khỏe mạnh, hồng hào trở lại khi mỗi tế bào được tiêm vaccine và đủ sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Và vì thế, hãy tiêm vaccine khi tổ quốc cần!

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.