Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ để giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. Ngày 14/10/2021, Bộ Y tế đã có văn bản số 8688/BYT-DP về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ để giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới

Theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Liên quan đến vấn đề này, Phóng viên đã phỏng vấn Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhằm đánh giá kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em cũng như đưa ra khuyến cáo khi triển khai trong thời gian tới.

Phóng viên: Bộ Y tế chính thức cho phép tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, trước mắt sẽ tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi. Ông có nhận xét gì về quyết định này?

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Trước khi khuyến cáo tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiêm chủng cho người lớn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt đối với nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có bệnh nền. Điều này phù hợp với khuyến nghị của WHO.

Trong bối cảnh nguồn cung vaccine phòng COVID-19 còn hạn chế, WHO khuyến nghị sử dụng vaccine một cách có chiến lược và từng bước mở rộng nhóm tiêm chủng. Cụ thể: Bước 1 sẽ tiêm chủng có mục tiêu cho tất cả nhân viên y tế, người cao tuổi và các nhóm nguy cơ cao ở mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia. Bước 2 tiêm chủng rộng rãi cho toàn bộ nhóm tuổi trưởng thành ở mọi quốc gia. Bước 3, tiêm chủng rộng rãi cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới bằng cách giảm lây truyền virus.

Phóng viên: Cho đến nay, ngoài vaccine Pfizer/BioNTech, những loại vaccine nào được Nhóm Tư vấn Chiến lược của WHO về Tiêm chủng (SAGE) khuyến nghị và được phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO cho trẻ từ 12-18 tuổi? Khuyến cáo của ông về việc tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em?

Tiến sỹ Kidong Park: Hiện nay, WHO đã phê duyệt vaccine phòng COVID-19 Pfizer/BioNTech vào Danh sách sử dụng Khẩn cấp (EUL) để sử dụng cho thanh thiếu niên (trẻ em trên 12 tuổi).

WHO đang kêu gọi các nhà sản xuất gửi dữ liệu hoàn chỉnh về vaccine phòng COVID-19 cho WHO đánh giá nhằm tăng cường nguồn cung vaccine cho trẻ em và thanh thiếu niên. Vì thanh thiếu niên và trẻ em mắc bệnh nền cũng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn, nên nhóm này có thể được đề nghị tiêm chủng.

Tuy nhiên, tôi muốn nhắc lại rằng, tất cả mọi người cần tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K cũng như các biện pháp y tế công cộng khác để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, trẻ em cần được hướng dẫn cách thông báo cho cha mẹ hoặc người chăm sóc nếu cảm thấy ốm hoặc mệt. Ngoài ra, các biện pháp phòng bệnh hoặc vệ sinh cá nhân của người lớn cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa sự lây truyền virus từ chính các thành viên trong gia đình.

Phóng viên: Xin ông cho biết nguy cơ mắc COVID-19 ở trẻ em cũng như sự cần thiết phải tiêm phòng cho trẻ trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay?

Tiến sỹ Kidong Park: Các nghiên cứu đang được tiến hành về tần suất và nguy cơ mắc COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng ta biết rằng, trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm và truyền virus. Tuy nhiên, bằng chứng đang phát triển cho thấy trẻ nhỏ hơn thì ít có khả năng bị mắc hơn và trẻ em nói chung ít bị bệnh nặng, ít tử vong sau khi mắc COVID-19 hơn so với các nhóm tuổi khác.

Chiến lược Tiêm chủng Toàn cầu được công bố gần đây có nêu, thanh thiếu niên (trẻ em trên 12 tuổi) cũng là nhóm chính để đạt được tỷ lệ bao phủ tiêm chủng 70%. Do đó, một khi tất cả các nhóm nguy cơ cao được tiêm chủng đầy đủ thì có thể thực hiện tiêm chủng cho trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên) để giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới.

Xin cảm ơn Tiến sỹ!

Theo TTXVN
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.