Tiếp tục hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Ngân hàng Đông Á giai đoạn 2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Trần Phương Bình (nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - DAB) và các đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 27/11/2020.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 27/11/2020.

Trước đó, vào tháng 5/2021, phiên tòa phúc thẩm bị hoãn do bị cáo có kháng cáo và một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có kháng cáo vắng mặt.

Trong phần làm thủ tục phiên tòa, chủ tọa phiên tòa thông báo hoãn phiên tòa, ngày mở phiên tòa mới sẽ được ấn định sau. Lý do là kiểm sát viên tham gia phiên xét xử có kết quả test nhanh dương tính với COVID-19. Do đây là vụ án lớn, thời gian xét xử kéo dài, các kiểm sát viên này phải theo dõi xuyên suốt vụ án nên sự phân công thay thế đòi hỏi phải có thời gian. Đồng thời, trong 10 bị cáo kháng cáo có một người tại ngoại và người này vừa mới báo với tòa là thuộc diện F1, xin hoãn phiên tòa.

Trước đó, vào ngày 27/11/2020, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Trần Phương Bình mức án chung thân. Trong thời gian từ năm 2007-2013, Trần Phương Bình đã chỉ đạo các bị cáo trong vụ án và các đối tượng liên quan vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng. Riêng việc cho bốn nhóm khách hàng gồm Công ty Hiệp Phú Gia và Công ty Thái Thịnh (gọi tắt là nhóm TTC), Đồng Tiến, nhóm M&C, Tân Vạn Hưng vay, đã gây thiệt hại cho ngân hàng 8.751 tỷ đồng.

Bị cáo Bình đã bàn bạc với các nhóm khách hàng gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thái Thịnh (TTC) Nguyễn Thiện Nhân (đang bỏ trốn), Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty M&C Phùng Ngọc Khánh... về việc dùng nhiều pháp nhân vay tiền của DAB.

Các khoản vay đều không được sử dụng đúng mục đích, vi phạm quy định pháp luật. Ngoài ra, Trần Phương Bình đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 75,6 tỷ đồng bằng cách nhờ một số cá nhân đứng tên vay tiền tại DAB rồi chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu, nộp khống, chiếm đoạt số tiền này nhằm trả các khoản nợ.

Hội đồng xét xử nhận định vai trò của bị cáo Phùng Ngọc Khánh chỉ đứng sau Trần Phương Bình trong vụ án. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phùng Ngọc Khánh 18 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng."

Mười bị cáo còn lại bị tuyên phạt mức án thấp nhất là 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất là 7 năm tù, cùng về tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng."

Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Bình bồi hoàn hơn 2.000 tỷ đồng cho DAB; bị cáo Phùng Ngọc Khánh bồi hoàn hơn 3.949 tỷ đồng vì đã gây thiệt hại cho DAB thông qua các khoản vay của nhóm M&C./.

TIN LIÊN QUAN
Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.