Tìm hướng đi cho bài toán chấm dứt các đợt “giải cứu nông sản”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sáng ngày 1/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước

Phát biểu thảo luận, Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước nhấn mạnh, nhìn lại bức tranh kinh tế - xã hội năm 2023 cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong ổn định Kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng…

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và thời gian tới, Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh bày tỏ sự quan tâm đến nhóm giải pháp thứ 4 là: Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh… phát triển nhanh nhưng phải bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi. Với mục tiêu là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện mục tiêu ít phát thải các - bon để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững; phấn đấu đến hết năm 2024 có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Báo cáo của Chính phủ đánh giá năm 2023, khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, tăng 3,38%, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn… Dù đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, dù chúng ta luôn xác định là trụ đỡ của nền kinh tế… song đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, nông dân vẫn là chủ thể của nhiều rủi ro khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ ngang - hoặc dưới giá thành… và liên tục phải “giải cứu”.

Tìm hướng đi cho bài toán chấm dứt các đợt “giải cứu nông sản” ảnh 1

Theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, vai trò của doanh nghiệp là người đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp là rất quan trọng

Nguyên nhân của tình trạng trên là gì? Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần tập trung đánh giá một cách thực chất để từ đó có giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và khắc phục cho được điệp khúc “được mùa mất giá” và chấm dứt các đợt “giải cứu nông sản” như thời gian vừa qua.

Có thể lấy diện tích sầu riêng hiện nay là một báo động. Theo quy hoạch đến năm 2030, cả nước phát triển khoảng 65.000 - 75.000ha sầu riêng. Tuy nhiên, số liệu vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố, hiện cả nước có 131.000 ha sầu riêng. Theo phân tích, đánh giá, mỗi năm diện tích cây trồng này tăng bình quân 24,5% - mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Riêng tỉnh Bình Phước hiện có khoảng 5.300 ha sầu riêng. Các chuyên gia lo ngại: tình trạng người dân ở một số tỉnh thành phía nam đổ xô trồng sầu riêng có thể dẫn đến hậu quả phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cung vượt xa cầu… “đừng để sầu riêng - trở thành sầu chung” thì quả thật rất đau lòng!

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh

Phó trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu

Theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, để khắc phục những tồn tại, hạn chế nội tại của ngành nông nghiệp, trước hết là phải tạo cơ chế thông thoáng cùng các chính sách đủ hấp dẫn… để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư vào vùng nông thôn.

Theo số liệu thống kê, khảo sát, trong hơn 900.000 doanh nghiệp của cả nước đang hoạt động hiện nay thì chỉ có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Và trong 50.000 doanh nghiệp này số doanh nghiệp hoạt động ở vùng nông thôn rất ít, chủ yếu đầu tư ở các cụm, khu công nghiệp, các đô thị. Vùng nông thôn là “khoảng trống” cho tư thương thu gom, làm giá…. Điều này cho thấy, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp, đầu tư vào vùng nông thôn vẫn đang là bài toán cần lời giải ở nhiều địa phương...

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, trong các giải pháp của Chính phủ cũng đã đề cập đến việc chú trọng những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao gắn với phát triển thị trường, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; bảo đảm an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Như vậy là chúng ta đã chuyển đổi tư duy từ "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp", hướng đến mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, có sức cạnh tranh cao, đây chính là bước đột phá về tư duy và cách làm nông nghiệp.

Để thực hiện điều này theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh vai trò của doanh nghiệp là người đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp là rất quan trọng. Doanh nghiệp sẽ góp phần định hình tư duy của nông dân để thực hành làm kinh tế nông nghiệp.

Tìm hướng đi cho bài toán chấm dứt các đợt “giải cứu nông sản” ảnh 2
Tìm hướng đi cho bài toán chấm dứt các đợt “giải cứu nông sản” ảnh 3

Là một đại biểu Quốc hội mẫn cán, luôn tận tụy đi đến các địa phương vùng sâu vùng xa, gặp gỡ trực tiếp người dân nghèo khó, Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh luôn trăn trở làm sao giải quyết dứt điểm thực trạng "giải cứu nông sản"

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu một thực tế là muốn trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao bắt buộc phải đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, chuồng trại hiện đại kể cả nơi ở cho người quản lý, công nhân lao động. Nhu cầu xây dựng trên đất nông nghiệp đang là vấn đề khó khăn cho nhiều nhà đầu tư cần tháo gỡ để phát triển.

Tính ổn định của quy hoạch và chính sách trong từng lĩnh vực nông nghiệp chưa cao, việc quản lý thực hiện quy hoạch còn thiếu chặt chẽ, thiếu chế tài hiệu quả. Hạn chế này cũng cần có giải pháp căn cơ hơn trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Ngân hàng Nhà nước cũng cần thực sự đồng hành với doanh nghiệp nông nghiệp; Có chính sách ưu đãi đặc biệt cho nông nghiệp xanh vì hiện nay lãi suất còn khá cao so với khả năng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp nên doanh nghiệp không thể vay vốn đầu tư nông nghiệp.

Tìm hướng đi cho bài toán chấm dứt các đợt “giải cứu nông sản” ảnh 4
Tìm hướng đi cho bài toán chấm dứt các đợt “giải cứu nông sản” ảnh 5

Là một đại biểu Quốc hội mẫn cán, luôn tận tụy đi đến các địa phương vùng sâu vùng xa, gặp gỡ trực tiếp người dân nghèo khó, Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan cần tập trung đánh giá một cách thực chất để từ đó có giải pháp hữu hiệu chấm dứt tình trạng "Giải cứu nông sản"

“Để Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới, qua đó, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước, ngành Nông nghiệp cần sớm hóa giải được những khó khăn, thách thức nội tại, trong đó tôi cho rằng việc quan tâm phát triển doanh nghiệp nông nghiệp - doanh nghiệp ở vùng nông thôn chính là chìa khóa” - Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.

Hiện nay, chúng ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, nhưng việc tiếp cận chính sách trong thực tế rất khó khăn, như giá đất, thuế… Nếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà phải tham gia đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư sẽ rất khó thu hút doanh nghiệp tham gia vì đầu tư vào nông nghiệp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp nhưng chi phí đất cao. Vì vậy cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách phù hợp… Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ, ngành cần đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong việc xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao trên đất nông nghiệp. Thực tế hiện nay, thủ tục này khá vất vả, bởi quan điểm cho rằng “dễ biến đất ruộng thành đất ở”.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh

(Phó trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu)

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).