Tình trạng quấy rối và bạo lực tình dục trong các trường đại học Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo The Korea Times, khảo sát được thực hiện tại Đại học Kyung Hee cho thấy 60% thủ phạm bị cáo buộc lạm dụng tình dục trong trường là các giáo sư. Dữ liệu này không có khả năng hiển thị bức tranh đầy đủ, mẫu khảo sát cũng không mang tính đại diện cho toàn bộ nạn nhân. Còn có thể có nhiều trường hợp khác không bao giờ được báo cáo. Tuy nhiên, cuộc khảo sát đã chỉ ra rõ ràng: có những giáo sư hành xử hoàn toàn trái với đạo đức nghề nghiệp.
Phong trào #MeToo chống lạm dụng tình dục diễn ra mạnh mẽ tại Hàn Quốc. (Ảnh: Asia News)
Phong trào #MeToo chống lạm dụng tình dục diễn ra mạnh mẽ tại Hàn Quốc. (Ảnh: Asia News)

Theo ông Scott Shepherd (Đại học Chongsin, Hàn Quốc), trong bất kỳ thể chế nào có sự mất cân bằng quyền lực nghiêm trọng, lạm dụng tình dục đều có thể xảy ra. Mối liên hệ giữa sự mất cân bằng quyền lực và bạo lực tình dục đã được chứng minh trên khắp thế giới trong nhiều bối cảnh khác nhau - thật không may, bao gồm cả các trường đại học.

Cho đến nay, hệ thống giáo dục chỉ đơn giản là tin tưởng các giáo sư sẽ không lạm dụng quyền lực của mình. Ông Scott cho rằng nếu xem xét từ cấp độ thể chế, chỉ đơn giản hy vọng mọi người đều trung thực và tốt đẹp là một chính sách không hiệu quả, "nếu không muốn nói là hết sức cẩu thả".

Không giống nhiều quốc gia khác, các giáo sư ở Hàn Quốc có quyền lực rất lớn đối với sinh viên của mình. Xét bối cảnh Hàn Quốc cực kỳ xem trọng các kỳ thi cao khảo và có xu hướng tôn sùng giáo viên, giáo sư là hình thức giáo viên cao nhất đang ở đỉnh của kim tự tháp giáo dục. Các giáo sư tại Hàn Quốc có xu hướng lớn tuổi và nam giới - và "những người đàn ông lớn tuổi mang nhiều đặc quyền nhất trong xã hội Hàn Quốc, kể cả ngày nay", ông Scott nhận định.

Việc chấm điểm cũng không được thực hiện một cách ẩn danh. Công nghệ ẩn danh các bài nộp của sinh viên đã được áp dụng trong nhiều năm và ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhưng không phải ở Hàn Quốc. Trên thực tế, chế độ ẩn danh sẽ là một bước đơn giản để bảo vệ tính toàn vẹn của toàn bộ hệ thống khỏi các cáo buộc hoặc hành vi phân biệt đối xử và thiên vị xảy ra trong quá trình chấm điểm.

Phương pháp "chấm điểm theo đường cong" (grading curve) do chính phủ bắt buộc, quy định tỷ lệ phần trăm tối đa sinh viên có thể được cho một mức điểm cụ thể trong bất kỳ khóa học nhất định nào. Câu hỏi đặt ra là: Nếu một người hướng dẫn có hai sinh viên có điểm và năng lực gần như ngang nhau và một trong số họ cần vào nhóm điểm thấp hơn, giáo sư đó sẽ chọn ai? Trong khi đường cong chấm điểm nhằm mục đích chống lạm phát điểm, phương pháp này lại khuyến khích sự thiên vị và lạm dụng quyền lực của người hướng dẫn, từ đó dẫn đến nhiều vụ việc quấy rối, bạo lực tình dục gây ra bởi những cá nhân vô đạo đức.

Ông Scott cho rằng có nhiều cách tốt hơn và công bằng hơn để tránh lạm phát điểm, như thiết lập hệ thống giám sát trong đó các giảng viên từ các trường đại học khác nhau xem lại các mẫu chấm điểm của nhau để đảm bảo tính công bằng trong điểm số. "Rất may, trong đại dịch COVID-19, việc chấm điểm theo đường cong do chính phủ bắt buộc đã bị đình chỉ, nhưng phương pháp này nên được bãi bỏ." Sự cải cách, thay đổi trong cách tính điểm sẽ giúp hạn chế quyền lực của các giáo sư và giảm bớt nỗi sợ hãi của sinh viên. Cuối cùng, một loạt các biện pháp bảo vệ và cơ chế báo cáo phải được thực hiện và thực thi nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo an toàn cho sinh viên và nhân viên của trường đại học.

Theo The Korea Times
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
(Ngày Nay) - Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
(Ngày Nay) - Thời tiết mùa hè nắng nóng, dễ bị đột quỵ, người dân cần có kiến thức để phòng tránh và được cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đột quỵ.
Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Lăng Văn Sơn thuộc làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) (Ảnh: Báo Tin Tức).
Công viên văn hóa Lăng Văn Sơn: Di sản được đánh thức, bản sắc được gìn giữ
(Ngày Nay) - Sự hiện diện của công viên văn hóa Lăng Văn Sơn trong lòng đô thị hiện đại không chỉ tạo nên bản sắc độc đáo mà còn góp phần làm sống lại tinh thần vùng đất Tổng Gối anh hùng. Đây sẽ là nơi để Đan Phượng kể câu chuyện của mình với bạn bè gần xa - một vùng đất không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ mà còn sở hữu chiều sâu văn hóa đặc biệt, xứng đáng là trung tâm mới hiện đại và giàu bản sắc phía Tây Thủ đô.
Bộ ba trilogy album "Love Yourself" của BTS.
K-pop tại Mỹ: Khủng hoảng doanh số hay bước chuyển mô hình?
(Ngày Nay) - Thị trường K-pop tại Mỹ, điểm đến được mệnh danh là “mỏ vàng” của làn sóng Hallyu, đang trải qua những tín hiệu không mấy khả quan về doanh số album. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây chỉ là bước chuyển mình tất yếu khi thói quen tiêu dùng thay đổi, và đặc biệt, sự trở lại đầy đủ của BTS trong năm 2025 có thể trở thành cú hích lớn đưa K-pop bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.