Tổ chức động vật châu Á ủng hộ lời kêu gọi không ăn thịt chó

Đại diện Animals Asia nói ăn thịt chó "không phải là vấn đề văn hóa" và hoan nghênh Hà Nội kêu gọi từ bỏ thói quen này.
Những con chó là tang vật trong một vụ trộm được nhà chức trách thu giữ
Những con chó là tang vật trong một vụ trộm được nhà chức trách thu giữ

Ngày 13/9, ông Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức động vật châu Á tại Việt Nam (Animals Asia) cho biết tổ chức này ủng hộ việc chính quyền Hà Nội kêu gọi người dân xoá bỏ thói quen ăn thịt chó.

"Chúng ta đều biết chó là động vật sống trung thành và tình nghĩa với chủ. Chúng bảo vệ chúng ta, trông nhà, chơi đùa với trẻ em, giúp người già và ốm yếu. Những chú chó không chỉ là con vật mà nó còn là một thành viên của xã hội và người bạn tốt của con người", ông chia sẻ quan điểm. 

Theo khảo sát của Animals Asia, hiện việc giết mổ chó ở Việt Nam không giảm so với trước. Mặc dù khu Nhật Tân từng nổi tiếng với nhiều nhà hàng thịt chó đến nay đã không còn, nhưng nhiều vùng khác ở Hà Nội vẫn phổ biến các quán thịt chó như Nhổn, Cầu Giấy, Mai Động...

Ngoài ra, điều tra độc lập của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) cho thấy, khoảng 20.000 con chó được vận chuyển từ phía Nam ra tiêu thụ ở phía Bắc mỗi tháng. Nguồn cung này vẫn chưa đủ dẫn đến tình trạng trộm chó bức xúc trong dư luận. Việc ăn thịt chó ở phía Bắc phổ biến hơn trong Nam. 

Ông Tuấn Bendixsen cho biết thêm, từ trước tới nay, ACPA và Animals Asia luôn nhấn mạnh nhiều tới nguy cơ bệnh tật gây ra từ việc ăn thịt chó.

Năm 2016-2017, ACPA phối hợp với Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương thực hiện chương trình khảo sát bệnh dại trên 400 mẫu não chó từ 14 lò mổ trên địa bàn Hà Nội. Hầu hết các lò mổ này tiêu thụ chó thu gom từ miền Nam. Kết quả đã phát hiện 1% số mẫu có kết quả dương tính với bệnh dại, nghĩa là cứ 100 cá thể chó được tiêu thụ thì có một con bị bệnh dại. Đây là kết quả dịch tễ đáng lo ngại trong công tác phòng chống bệnh dại.

Trước quan điểm cho rằng ăn thịt chó không chỉ là thói quen mà còn là phong tục của người dân, ông Tuấn Bendixsen nói: "Đây không hẳn là vấn đề văn hóa. Chúng tôi không bình luận về việc ăn hay không ăn thịt chó. Vấn đề là qua khảo sát nhiều năm, chúng tôi có những bằng chứng về sự tàn bạo trong các khâu của quy trình sử dụng thịt chó. Từ vận chuyển, nuôi nhốt cho đến giết mổ".

Đại diện Animals Asia phân tích thêm, hiện ở Việt Nam rất khó để nuôi chó trong các trang trại, vì theo truyền thống đây không phải là động vật nuôi trong trang trại để làm thực phẩm. 

Chó ở Việt Nam phần lớn vẫn được nuôi trong gia đình như con vật để giữ nhà ở nông thôn, hoặc làm thú cảnh ở các thành phố. "Không thể đánh đồng động vật trang trại như gà, lợn, bò với chó được. Hơn nữa vô cùng khó để phân biệt thế nào là chó nuôi trang trại với chó bị trộm ở các gia đình", ông nói.

Theo ông, thời gian tới Animals Asia sẽ tiếp tục tuyên truyền tới cộng đồng về hậu quả của bệnh dại, cũng như đưa ra các bằng chứng về việc chó bị đối xử tàn bạo trong tất cả các khâu từ vận chuyển tới giết mổ; hướng tới việc truyền thông coi chó như một người bạn, gây dựng lòng yêu thương và trắc ẩn đối với chó, mèo trong cộng đồng. 

Trước đó ngày 10/9, UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.

Chính quyền Thủ đô cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo gây ra những hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.

Ngoài ra, những người tham gia giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, tả, xoắn khuẩn...

Theo ước tính của Cục Thú Y Việt Nam, tổng đàn chó của cả nước ổn định trong nhiều năm ở con số khoảng 9 triệu con. Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó; có khoảng 100 người chết vì bệnh dại.

Theo Vnexpress
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.