Tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, trong đó tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ.
Tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế

Trước đây, Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 quy định Bộ Y tế có 23 tổ chức, trong đó có 20 tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Nay Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định Bộ Y tế có 21 tổ chức, trong đó có 18 tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Nghị định giữ nguyên 16 tổ chức có chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế gồm: Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Cục Y tế dự phòng; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Cục Quản lý Dược; Cục An toàn thực phẩm. Đồng thời, giữ nguyên Viện Chiến lược và Chính sách y tế; Báo Sức khỏe và Đời sống.

Nghị định 95/2022/NĐ-CP tổ chức lại một số tổ chức như: Tổng cục Dân số chuyển thành Cục Dân số; không duy trì Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Cục Công nghệ thông tin, Tạp chí Y Dược học; thành lập Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế và Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.

Về chức năng, nhiệm vụ, Nghị định số 95/2022/NĐ-CP quy định Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Về y tế dự phòng, Bộ Y tế có nhiệm vụ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về các lĩnh vực: Giám sát, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; tiêm chủng; an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm y tế; kiểm dịch y tế biên giới; vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh sức khỏe trường học; dinh dưỡng cộng đồng; phòng, chống tác hại của thuốc lá; phòng, chống tác hại của rượu, bia; chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm, danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế và tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vaccine và sinh phẩm y tế cho các đối tượng bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Bộ tổ chức thực hiện việc giám sát đối với bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh không rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch và tổ chức thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm…

Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Bộ Y tế có nhiệm vụ xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí chất lượng về lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, an toàn truyền máu, điều dưỡng, phục hồi chức năng, dinh dưỡng lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn; phẫu thuật thẩm mỹ; hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật; phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành; quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng tuyến.

Đồng thời, quản lý việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức thực hiện việc cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng), người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam; cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng) theo quy định của pháp luật…

Về trang thiết bị và công trình y tế, Bộ có nhiệm vụ xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chiến lược, chính sách, kế hoạch về trang thiết bị y tế; ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động sự nghiệp y tế; ban hành danh mục trang thiết bị y tế phải được kiểm định và quy trình kiểm định đối với từng loại trang thiết bị y tế trong danh mục.

Cấp mới, đình chỉ, thu hồi số lưu hành trang thiết bị y tế; cấp mới, thu hồi giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với trang thiết bị y tế; ban hành văn bản thu hồi và công khai văn bản thu hồi kết quả phân loại trang thiết bị y tế; cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; công khai thông tin và hồ sơ công bố đối với nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế và chất ngoại kiểm có chứa chất ma túy và tiền chất…/.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.