Tổng Bí thư nêu những phương hướng nhằm tăng cường quan hệ Việt - Nhật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khẳng định Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu những phương hướng nhằm tăng cường quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Chiều 9/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Tại cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao, hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng gặp lại và nhấn mạnh đây là hoạt động mở đầu chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Hai nhà lãnh đạo cùng nhất trí về việc ủng hộ hai bên phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm nhằm tạo sự gắn kết, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng về sự phát triển quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, đánh giá cao những đóng góp của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, trong đó Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, là một trong những đối tác đầu tư, thương mại và hợp tác lao động hàng đầu của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trong đó, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Tổng Bí thư nêu những phương hướng nhằm tăng cường quan hệ Việt - Nhật ảnh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tại buổi hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu những phương hướng nhằm tăng cường quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Một là, tăng cường quan hệ chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác và đối thoại giữa hai bên bằng nhiều hình thức linh hoạt.

Tổng Bí thư trân trọng mời Nhật Hoàng và Hoàng hậu, các thành viên Chính phủ và Hoàng gia Nhật Bản sớm sang thăm Việt Nam.

Hai là, đẩy mạnh quan hệ trên các kênh, các cấp, trong đó có quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, giữa Chính phủ và Quốc hội hai nước; thúc đẩy giao lưu giữa lãnh đạo trẻ, lãnh đạo nữ hai đảng cầm quyền; phát triển giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương hai nước để tăng cường tình cảm hữu nghị, gắn bó thân thiết giữa nhân dân hai nước, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản nhằm góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.

Ba là, đề nghị Nhật Bản tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, hợp tác bảo đảm an ninh kinh tế, tài chính, năng lượng, lương thực, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, công nghiệp phụ trợ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và ứng phó với những thách thức phi truyền thống.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản trong các vấn đề khu vực và thế giới, trong đó có việc phối hợp tại các khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn đa phương.

Thủ tướng Kishida Fumio cảm ơn về lời mời Nhật Hoàng và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam; bày tỏ vui mừng và nhấn mạnh đây là cuộc hội đàm quan trọng trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản và 50 năm quan hệ Nhật Bản-ASEAN.

Đồng thời, Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ nhất trí cao với đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự phát triển của quan hệ hai nước, nêu tầm quan trọng và phương hướng cùng các biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới.

Thủ tướng Kishida Fumio cũng nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; đánh giá cao đóng góp của cộng đồng người Việt Nam, hiện lên đến gần 500.000 người, đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản.

Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt sinh sống, làm việc và học tập ổn định ở Nhật Bản.

Thủ tướng Kishida Fumio chia sẻ một số chính sách mới của Nhật Bản trên các lĩnh vực, trong đó có đối ngoại và phát triển kinh tế. Đồng thời, cho rằng trong tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp như hiện nay, hai nước cần tăng cường phối hợp, ủng hộ những nỗ lực nhằm củng cố hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư nêu những phương hướng nhằm tăng cường quan hệ Việt - Nhật ảnh 2
Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP), Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao kết thúc tốt đẹp.

Hai bên đều khẳng định tầm quan trọng của quan hệ song phương đối với mỗi nước, tiếp thêm động lực mới cho phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Hai bên nhất trí sẽ chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương của hai nước thực hiện kết quả nội dung hội đàm cũng như các thỏa thuận đã đạt được giữa hai nước, phát huy các cơ chế hợp tác để đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển.

Cơ hội để Việt Nam dẫn dắt và đóng góp vào các cuộc đối thoại toàn cầu về tương lai thế giới
Cơ hội để Việt Nam dẫn dắt và đóng góp vào các cuộc đối thoại toàn cầu về tương lai thế giới
(Ngày Nay) - Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, từ ngày 21 - 27/9/2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ.
Boeing ứng phó với đình công
Boeing ứng phó với đình công
(Ngày Nay) - Ngày 18/9, tập đoàn Boeing thông báo sẽ tạm thời cho hàng chục nghìn nhân viên nghỉ việc, sau khi cuộc đình công của khoảng 30.000 thợ máy vào tuần trước gây đình trệ hoạt động sản xuất 737 MAX và các mẫu máy bay khác.
Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam trao Bằng khen của UBND thành phố cho các tập thể, cá nhân của quận. Ảnh: Đình Hiệp
Đề xuất cá nhân đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp thành phố sẽ được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở
(Ngày Nay) - Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản số 3049/SNV-BTD về việc đề nghị đăng tải xin ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết của HĐND thành phố về quy định một số nội dung mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố lĩnh vực thi đua, khen thưởng.
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.