Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang hoặc các xoang cạnh mũi. Viêm xoang gây phù nề niêm mạc trong xoang, tăng ứ đọng dịch nhày mủ, gây ra hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi. Khi các lỗ thông xoang bị tắc, có quá nhiều dịch nhày tích tụ, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng xoang.
Viêm xoang khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu
Nguyên nhân gây viêm xoang
- Do bản thân cơ địa có sức đề kháng kém hoặc sau một cơn bệnh làm giảm sức đề kháng.
- Vệ sinh mũi họng không tốt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus…phát triển gây viêm xoang.
- Dị tật ở cấu trúc mũi xoang (Polyp mũi, vẹo vách ngăn) khiến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển gây viêm.
- Do ô nhiễm, môi trường chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây viêm mũi, sau đó phát triển thành viêm xoang.
– Do dị ứng hóa chất, thức ăn biển, thời tiết…làm niêm mạc mũi xoang bị sưng, phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang mũi. Dịch nhầy bị ứ đọng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… phát triển và gây viêm.
– Do thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, độ nhạy cảm của lớp niêm mạc trong lòng các xoang tăng lên.
Triệu chứng thường gặp
- Đau nhức: Nhức giữa 2 lông mày (xoang trán); Nhức vùng má (xoang hàm); Nhức giữa 2 mắt (xoang sàng trước); Nhức trong sâu, nhức vùng gáy (xoang sàng sau, xoang bướm)
- Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng.
Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
- Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
- Điếc mũi: Không ngửi được mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang
- Vệ sinh mũi thường xuyên, tránh để vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
- Không nên ngoáy mũi vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, dễ làm làm mũi bị nhiễm khuẩn.
- Tạo môi trường sống trong lành, tránh nơi ô nhiễm.
Những bài thuốc dân gian chữa bênh xoang hiệu quả
1. Bài thuốc từ gừng và củ hành
Giã gừng và củ hành nhuyễn để lấy tinh chất. Sau đó, trộn đều 2 loại nước này với nhau và đổ vào chai nhỏ mũi.
Người bệnh dùng chai này nhỏ đều đặn mỗi ngày 3 tới 5 lần cách đều nhau, nhỏ liên tiếp trong 2 tuần sẽ nhận thấy được sự khác biệt.
2. Bài thuốc từ hoa ngũ sắc (hoa cứt lợn)
Rửa sạch 10 bông hoa ngũ sắc tươi, sau đó nghiền nát rồi ngâm trong 10ml dung dịch cồn 70 độ.
Dùng gạc lọc dung dịch sẽ được một thứ nước màu xanh. Người bệnh dùng bông gòn nhúng vào dung dịch cồn thuốc. Sau đó, đặt bông gòn lần lượt lên từng bên mũi, để im trong vòng 10 phút.
3. Bài thuốc từ hoàng bá
Bỏ 10g vị thuốc Hoàng Bá vào trong 100ml dung dịch nước sạch và ngâm trong vòng 1 ngày.
Hôm sau, loại bỏ cặn trong dung dich, sau đó đun hỗn hợp Hoàng Bá còn lại sẽ có dung dịch Hoàng Bá 10%.
Dùng dung dịch này nhỏ mũi từ 3 đến 4 lần 1 ngày, nhỏ liên tục trong 4 tuần sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
4. Bài thuốc từ râu ngô và rễ đương quy
Chuẩn bị 30g rễ đương quy và 120g râu ngô. Đầu tiên, phơi râu ngô cho khô rồi cắt sợi khoảng 1cm.
Rang sơ rễ đương quy trong nồi khoảng 5 phút rồi lấy ra, cắt thành hình sợi mỏng.
Trộn 2 vị thuốc lại và bỏ chung vào 1 bình kín rồi dùng tẩu bỏ hỗn hợp thuốc vào rồi hút. Mỗi ngày hút khoảng 5 tới 7 lần, hút liên tục trong 2 tuần.
Quỳnh Mai (T/H)