Tổng thống Hàn Quốc để ngỏ khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng thống Yoon Suk Yeol của Hàn Quốc mới đây cho biết nếu mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên gia tăng, Hàn Quốc sẽ xem xét chế tạo vũ khí hạt nhân hoặc yêu cầu Mỹ tái triển khai trên Bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc để ngỏ khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân

Phát biểu trong cuộc họp báo chính sách chung của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hôm thứ Tư tuần này, ông Yoon đã nhanh chóng nói thêm rằng chế tạo vũ khí hạt nhân vẫn chưa phải là một chính sách chính thức. Ông nhấn mạnh rằng Hàn Quốc hiện sẽ đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên bằng cách tăng cường liên minh với Mỹ.

Chính sách này bao gồm việc tìm cách tăng độ tin cậy cho cam kết của chính quyền Washington trong việc bảo vệ đồng minh của mình bằng tất cả khả năng phòng thủ, bao gồm cả vũ khí hạt nhân.

Bình luận của ông Yoon đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi Mỹ rút toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc vào năm 1991, một tổng thống Hàn Quốc chính thức đề cập đến việc trang bị vũ khí hạt nhân cho nước này. Mỹ đã loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc như một phần trong nỗ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn cầu.

“Có thể vấn đề trở nên tồi tệ hơn và đất nước chúng ta sẽ tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc tự chế tạo chúng”, ông Yoon để ngỏ khả năng. “Nếu đúng như vậy, chúng ta có thể có vũ khí hạt nhân của riêng mình khá nhanh chóng, với khả năng khoa học và công nghệ của chúng ta".

Hàn Quốc từng ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), trong đó quy định nước này không phát triển vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc cũng đã ký một tuyên bố chung với Triều Tiên vào năm 1991, trong đó cả hai miền Triều Tiên đồng ý không “thử nghiệm, chế tạo, sản xuất, tiếp nhận, sở hữu, tàng trữ, triển khai hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Nhưng Triều Tiên đã vi phạm thỏa thuận bằng cách tiến hành 6 vụ thử hạt nhân kể từ năm 2006. Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc nhận định rằng Triều Tiên có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân lần thứ 7 vào bất cứ lúc nào.

Khi Triều Tiên tuyên bố sẽ mở rộng kho vũ khí hạt nhân và đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để chống lại Hàn Quốc trong những tháng gần đây, dư luận tại Hàn Quốc, bao gồm các nhà phân tích và trong nội bộ Đảng Quyền lực Nhân dân của ông Yoon, đã kêu gọi chính phủ xem xét lại lựa chọn vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Hàn Quốc để ngỏ khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân ảnh 1

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào tháng 11 năm 2022. Ảnh: AFP

Bình luận công khai của ông Yoon trong tuần này có khả năng thúc đẩy các cuộc thảo luận như vậy. ​Các cuộc khảo sát ý kiến trong những năm gần đây đã chỉ ra rằng đa số người Hàn Quốc ủng hộ việc Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân ở miền Nam, hoặc việc nước này xây dựng một kho vũ khí của riêng mình.

Các nhà hoạch định chính sách ở Seoul đã từ chối lựa chọn này trong nhiều thập kỷ, lập luận rằng "chiếc ô bảo vệ hạt nhân" của Hoa Kỳ sẽ giữ cho nước này an toàn trước Triều Tiên.

Ông Cheon Seong-whun, cựu giám đốc Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, cho biết: “Nhận xét của Tổng thống Yoon có thể trở thành một bước ngoặt trong lịch sử an ninh Hàn Quốc. Chúng tôi có thể thay đổi mô hình của mình trong cách đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên".

Những lời kêu gọi về vũ khí hạt nhân đã nổi lên ở Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ, nhưng chúng chưa bao giờ thu hút được sự chú ý của các nhà phân tích và các chính trị gia cánh hữu.

Dưới thời cựu Tổng thống Park Chung-hee​, Hàn Quốc đã bắt tay vào một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật trong những năm 1970, khi Mỹ bắt đầu giảm sự hiện diện quân sự ở miền Nam, khiến người dân nước này cảm thấy dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công từ phía bắc. Chính quyền Washington buộc Park phải từ bỏ chương trình nghiên cứu và cam kết bảo vệ đồng minh của mình.

Mỹ hiện vẫn giữ 28.500 binh sĩ tại Hàn Quốc như biểu tượng của liên minh. Nhưng trong những tháng gần đây, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, một số được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân.

Nhiều người Hàn Quốc đã đặt câu hỏi liệu Mỹ có ngăn Triều Tiên hay không, đặc biệt là trước nguy cơ khiến các thành phố và căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dễ bị tấn công hạt nhân hơn. Lời hứa lặp đi lặp lại của Washington về việc bảo vệ đồng minh của mình bằng vũ khí hạt nhân nếu cần, đã không làm tiêu tan nỗi sợ hãi đó.

“Nếu Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ không cần tự hỏi liệu họ có nên sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh hay không và liên minh sẽ không bao giờ bị thử thách”, chuyên gia Cheong nói. “Nếu Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, nước Mỹ sẽ thực sự trở nên an toàn hơn”.

Ông Cheong cũng cho biết bằng cách tuyên bố ý định tự trang bị vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc có thể buộc Triều Tiên suy nghĩ lại về chương trình vũ khí hạt nhân của mình và có thể khiến Trung Quốc gây áp lực buộc chính quyền Bình Nhưỡng phải hủy bỏ chương trình này. Trung Quốc từ lâu đã lo sợ về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực Đông Bắc Á.

Hàn Quốc sẽ cần phải từ bỏ NPT để xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng mình. Các nhà phân tích cho rằng việc từ bỏ NPT sẽ là quá rủi ro đối với Hàn Quốc, vì động thái có thể kích hoạt các lệnh trừng phạt quốc tế. ​

Một số nhà lập pháp bảo thủ và các nhà phân tích như ông Cheon muốn Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc và tạo ra một thỏa thuận chia sẻ vũ khí hạt nhân với Seoul, tương tự như thỏa thuận mà máy bay NATO sẽ được phép mang theo vũ khí hạt nhân của Mỹ trong thời chiến.

Chính sách chính thức của Mỹ là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, vì lo ngại rằng nếu Hàn Quốc chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Bản thân ông Yoon đã nhắc lại hôm thứ Năm rằng Hàn Quốc vẫn nói không với vũ khí hạt nhân​, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại​

Chính quyền Seoul cho biết quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận trên sa bàn từ tháng tới để kiểm tra khả năng kết hợp của họ nhằm đối phó với một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên và giúp trấn an cam kết của Washington với đồng minh của mình.

Ông Yoon cũng cho biết quân đội Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh chương trình "trừng phạt và trả đũa quy mô lớn" của riêng mình, tự trang bị tên lửa mạnh hơn và các vũ khí thông thường khác để răn đe Triều Tiên.

Căng thẳng gia tăng tại Hàn Quốc trong những tuần gần đây, khi chính phủ của ông Yoon đáp trả các hành động khiêu khích của Triều Tiên bằng các động thái leo thang, như điều máy bay chiến đấu đáp trả máy bay không người lái từ Triều Tiên.

“Chúng ta phải dập tắt mong muốn khiêu khích của miền Bắc", ông Yoon tuyên bố.

Theo NY Times
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.