Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra phát biểu đề cập đến nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo đó, trong một đoạn trích cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Nga được đăng tải trên Telegram ngày 4/5, Tổng thống Putin cho biết nước Nga có sức mạnh và phương tiện để đưa cuộc xung đột ở Ukraine đến một "kết thúc hợp lý".

Trả lời câu hỏi của phóng viên truyền hình về các cuộc không kích của Ukraine vào Nga, ông Putin cho biết: "Không cần thiết phải sử dụng những vũ khí hạt nhân đó ... và tôi hy vọng chúng sẽ không được sử dụng".

Ông nói thêm: "Chúng ta có đủ sức mạnh và phương tiện để đưa những gì đã bắt đầu vào năm 2022 đến một kết quả hợp lý với kết quả mà Nga mong muốn".

Vào tháng 2/2022, Tổng thống Putin đã chỉ đạo tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào nước láng giềng Ukraine. Theo một số nguồn tin, hiện nay quân đội Nga đang kiểm soát khoảng 20% ​​lãnh thổ Ukraine, bao gồm phần lớn phía Nam và phía Đông.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Putin đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng đàm phán để đạt được một thỏa thuận hòa bình, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đưa ra tuyên bố muốn chấm dứt xung đột thông qua các biện pháp ngoại giao.

Nỗi lo về khả năng leo thang hạt nhân là một yếu tố thường xuyên được các chuyên gia nhận định đến khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào năm 2022. Cựu Giám đốc CIA William Burns từng nhận định rằng vào cuối năm 2022, những nguy cơ thực sự về việc Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, đến nay những nhận định trên vẫn chỉ là phỏng đoán khi các bên vẫn đang xúc tiến tìm kiếm giải quyết cuộc xung đột thông qua đàm phán ngoại giao.

Trong một động thái liên quan, ngày 3/5, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ khó có thể kết thúc trong "một sớm, một chiều". Ông cho rằng Nga và Ukraine sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc chấm dứt xung đột.

Trả lời phỏng vấn của Fox News, Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: "Sẽ tùy thuộc vào họ (Nga và Ukraine) để đi đến một thỏa thuận và chấm dứt cuộc xung đột", đồng thời khẳng định cuộc xung đột này "sẽ không sớm kết thúc". Ông Vance cũng cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump là "người duy nhất" có thể giúp "hạ nhiệt" căng thẳng giữa Moskva và Kiev.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết cần sớm có "bước đột phá thực sự" trong cuộc xung đột, nếu không Tổng thống Trump sẽ thu hẹp nỗ lực chấm dứt xung đột.

Hôm 28/4 vừa, Tổng thống Putin đã công bố lệnh ngừng bắn tạm thời trong 3 ngày (bắt đầu từ ngày 8/5), trùng với thời điểm kỷ niệm 80 năm ngày Chiến thắng phát xít. Đáp lại, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha kêu gọi ngừng bắn ít nhất 30 ngày.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
(Ngày Nay) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng quay lại đàm phán với Ukraine sau ngày 22/6.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.