Top 4 sự kiện kinh tế năm 2015 ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam

Năm 2015 được xem là một năm nhiều biến động của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đứng trong vòng xoáy thay đổi, phát triển đó.
Top 4 sự kiện kinh tế năm 2015 ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam

Dưới đây là top những sự kiện kinh tế thế giới có ảnh hưởng lớn, cả tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất

Top 4 sự kiện kinh tế năm 2015 ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ảnh 1

Quyết định về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã ảnh hưởng nhiều tới giá vàng thế giới và tỷ giá đồng đô la

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã có cuộc họp kéo dài 2 ngày, và đến rạng sáng ngày 17/12 (theo giờ Việt Nam) FED đưa ra quyết định cuối cùng về lãi suất. Theo đó mức lãi suất sẽ được tăng lên, từ mức 0 – 0,25% đến 0,25 – 0,5%. Ngoài ra, FED cũng đưa ra dự đoán đến cuối năm 2016, lãi suất sẽ tiếp tục tăng và đứng tại mức 1,375%.

Quyết định trên của FED đã gây ảnh hưởng nhiều tới tỷ giá đồng đô la và giá vàng giao dịch trong nước và thế giới.

Hiện tại, do ảnh hưởng từ lãi suất nên giá vàng đang giảm mạnh, lập mức sàn mới trong suốt 6 năm qua. Ngược lại, tỷ giá đồng đô la lại tăng mạnh đến kịch trần.

Nhiều chuyên gia nhận định, nếu đồng đô la cứ tiếp tục tăng mạnh như hiện nay thì lòng tin của người dân trong nước vào đồng VNĐ sẽ bị lung lay, dễ dẫn đến lạm phát do hàng hóa nhập khẩu sẽ phải trả lượng tiền đồng lớn hơn, nợ công cũng tăng lên do tính bằng tiền đồng.

Để giải quyết vấn đề này, rất có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ buộc phải nới biên độ nhằm ổn định giá vàng cũng như giá đô la giao dịch.

Giá dầu giảm mạnh trong gần 1 năm qua

Top 4 sự kiện kinh tế năm 2015 ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ảnh 2

Năm 2015 là năm mà giá dầu chịu nhiều đợt biến động mạnh chưa từng thấy trong suốt 10 năm trở lại đây.

Bắt đầu từ đầu năm, giá dầu dừng tại mức 60 USD/thùng thì càng về những ngày cuối năm, giá dầu càng tụt dốc không phanh, và rớt xuống gần mức kỷ lục từ năm 2008. Cụ thể, giá dầu hiện tại đang dao động quanh mốc dưới 40 USD/thùng. Giới chuyên gia lo ngại rất có thể giá dầu sẽ còn giảm xuống mức 20 USD/thùng.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc giá dầu sụt giảm mạnh là do tình trạng nguồn cung tiếp tục dư thừa, bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ lại yếu đi.

Việc giá dầu giảm đã tác động mạnh đến thị trường tài chính thế giới.

Cụ thể, giá cổ phiếu thuộc nhóm năng lượng trên toàn cầu đồng loạt giảm giá, chứng khoán các tập đoàn xăng dầu lớn toàn cầu như Chevron, ExxonMobil đồng loạt mất giá.

Điều này khiến các quốc gia cam kết không giảm sản lượng khiến các nước xuất khẩu dầu gặp khó khăn, trong đó có Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định, nếu giá dầu vẫn tiếp tục chiều hướng giảm sâu thì sẽ nảy sinh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước và có thể làm giảm 2 điểm phần trăm tăng trưởng GDP vào năm 2016.

Hai diễn biến lớn liên quan đến đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc

Top 4 sự kiện kinh tế năm 2015 ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ảnh 3

Trong năm vừa qua, Trung Quốc đã có một thời gian dài quyết định phá giá đồng nhân dân tệ (NDT). Diễn biến này đã gây ra sự chú ý đặc biệt của các quốc gia trên thế giới.

Bắt đầu từ ngày 11/8, Trung Quốc tuyến bố phá giá đồng NDT ở mức 1,9%. Tiếp sau đó, đồng tiền này tiếp tục giảm 3% qua 3 phiên giao dịch liên tiếp và dừng lại ở mức giảm 4,6% so với đồng USD.

Hành động này của Trung Quốc đã khiến đồng NDT có bước sụt giảm sâu nhất kể từ năm 1994.

Chưa dừng lại tại đó, trong các ngày 12 và 14/12, Trung Quốc lại tiếp tục phá giá đồng NDT. Cụ thể, một đô la Mỹ đổi được 6,4495 NDT.

Mục đích chính khiến Trung Quốc thả lỏng đồng NDT là nhằm tiến tới tự do hóa và phục hồi xuất khẩu. Tuy nhiên, động thái này làm dấy lên những quan ngại về việc Bắc Kinh sẽ phải rất lâu nữa mới thay đổi được nền kinh tế, tạo sự tăng trưởng cân bằng hơn dựa trên nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Trước đó, làn sóng phá giá đồng tiền của quốc gia đã diễn ra tại một số nước trong khu vực như Philippine, Indonesia,…

Có thể thấy rõ, việc Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng NDT đã có nhiều tác động trực tiếp tới kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vấn đề xuất khẩu.

Khi đồng NDT giảm giá, dẫn đến xuất khẩu và tăng trưởng của Trung Quốc tăng, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ những diễn biến này, do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc đối với các nguyên liệu từ Việt Nam gia tăng. Một số tính toán cho thấy, nếu đồng NDT giảm giá 1%, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể tăng theo khoảng 1%.

Một số nhận định lại cho rằng, khi đồng NDT giảm giá, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do hàng hóa của Việt Nam kém canh tranh hơn. Tuy nhiên, nếu xuất khẩu của Việt Nam bị giảm về tổng thể, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc cũng sẽ lại giảm theo.

Còn vào ngày 30/11 vừa qua, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra tuyên bố về đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Theo đó, đồng tiền này đã đủ điều kiện để đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, hay còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2016.

Được biết, khi tham gia vào Quyền rút vốn đặc biệt đồng nhân dân tệ chiếm tỷ trọng 10,92%, đồng USD có tỷ trọng 41,73%, đồng Euro là 30,98%, đồng Yên Nhật 8,33% và bảng Anh là 8,09%.

Đây cũng là lần đầu tiên các thành phần trong SDR được thay đổi, kể từ năm 1999, khi đồng Euro thay thế đồng Mark của Đức và Franc của Pháp. Và đây còn là bước ngoặt lớn đẩy vị thế của đồng NDT lên cao trên trường tài chính quốc tế.

Hoàn tất đàm phán hiệp định thế kỷ TPP

Top 4 sự kiện kinh tế năm 2015 ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ảnh 4

Vào thời gian từ ngày 30/9 đến ngày 04/10, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia TPP bao gồm : Australia, Bruney, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zeland, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã có cuộc họp tại Atlanta, Mỹ để tìm kiếm thỏa thuận cuối cùng nhằm kết thúc phiên đàm phán.

Sau thời gian đàm phán khẩn trương kéo dài 5 ngày (dài hơn 2 ngày so với dự kiến), cuối cùng đã đưa ra được sự đồng thuận về các vấn đề còn tồn tại, trong đó có một số vấn đề quan trọng như mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, quy định về lao động, doanh nghiệp nhà nước,…

Đến ngày 5/10, Hiệp định đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được thông qua, chính thức kết thúc quá trình đàm phán kéo dài hơn 5 năm.

Được biết, đầu tháng 12, báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy, TPP sẽ bổ sung thêm 8% GDP, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% lượng tích lũy tài sản cho Việt Nam trong vòng 20 năm tới.

Tuy nhiên, TPP chỉ thành hiện thực khi Quốc hội các nước thành viên thông qua và quá trình này cần ít nhất 18 - 24 tháng. Cùng với lộ trình cam kết của các nước, phải mất 4 - 5 năm, các tác động tích cực lẫn thách thức của TPP lên nền kinh tế mỗi nước mới thật sự rõ ràng.

Nói về Việt Nam, một thành viên trong TPP có GDP vào mức thấp nhất so với các thành viên còn lại thì việc gia nhập TPP đã mở ra một cơ hội mới, bên cạnh đó cũng tồn tại những thách thức lớn.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, TPP có thể sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.

Còn về vấn đề xuất khẩu và đầu tư, Việt Nam sẽ phát triển mạnh theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước thành viên khác khi mức thuế quan dần giảm về 0%. Từ đó, thu hút nhiều mức đầu từ vốn ngoại vào thị trường Việt Nam.

Lê Khánh

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.