TP.HCM sẽ di dời hàng loạt điểm khai thác nước thô để tránh ô nhiễm

0:00 / 0:00
0:00
Nhằm hạn chế ô nhiễm nước thô và nhiễm mặn, TP.HCM lên kế hoạch di dời hàng loạt nhà máy cấp nước thô về phía thượng nguồn các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
Sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi đô thị hóa và biến đổi khí hậu.
Sông Sài Gòn đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi đô thị hóa và biến đổi khí hậu.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký văn bản Quyết định phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước thành phố giai đoạn 2020-2050, cùng Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP.HCM giai đoạn 2020-2030.

UBND TP.HCM nhận định nguồn nước thô hiện nay đang có xu hướng bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Đồng thời, việc khai thác gặp bất lợi do phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng nước thải của các tỉnh, thành trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Do đó, định hướng phát triển hệ thống cấp nước của TP giai đoạn 2020-2050 là di dời dần điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Trong tương lai, các nhà máy nước hiện hữu và nhà máy mới sẽ được cung cấp nước thô trực tiếp từ hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.

Các nhà máy nước dự kiến được xây từ 2 hướng đông và tây của TP. Nhà máy nước Đông thành phố có công suất 500.000 m3/ngày và đêm, sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai, hồ Trị An. Nhà máy dự kiến hoạt động năm 2040, vị trí đặt tại TP Thủ Đức.

Nhà máy nước Tây thành phố sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng với công suất 2 triệu m3/ngày và đêm (năm 2050). Vị trí đặt tại huyện Hóc Môc hoặc huyện Bình Chánh.

Về chương trình cấp nước sạch giai đoạn 2020-2030, TP sẽ di dời điểm khai thác nước thô hiện tại ở Hòa Phú (Củ Chi) lên phía thượng lưu. Cụ thể, vị trí mới cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15-20 km, cách ngã ba sông Thị Tính - sông Sài Gòn khoảng 10-15 km về thượng lưu.

Việc này nhằm hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ vào sông Thị Tính.

Để giảm khai thác nước ngầm, TP sẽ tiến hành trám lấp giếng dưới đất đến năm 2025 và yêu cầu các đơn vị cấp nước ngừng khai thác nước ngầm ở nơi đã có mạng cấp nước. TP đặt mục tiêu đến năm 2025 vẫn duy trì tổng lượng khai thác nước dưới đất là 100.000 m3/ngày và đêm.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18/1. Sở Xây dựng là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND TP về tổ chức, triển khai đề án.

Hiện, 94% nguồn nước thô tại TP.HCM đến từ nước mặt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, chỉ còn 6% từ nguồn nước ngầm. Công suất phát nước thực tế trung bình năm 2019 là hơn 1,9 triệu m3/ngày, trong khi đó, tổng công suất cấp nước thiết kế là 2,4 triệu m3/ngày.

Theo Zing
Ảnh minh họa
Từ chiều tối 15/5, Bắc Bộ mưa dông, có nơi mưa rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 15-16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm. Khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Ảnh minh họa
Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 98.600 thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 công lập
(Ngày Nay) - Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố số liệu thống kê nguyện vọng đăng ký tuyển sinh lớp 10 vào các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn. Đây là cơ sở quan trọng để thí sinh tham khảo và cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian từ ngày 14-19/5.
Truy tìm nguồn thải biến nước sông Vàm Cỏ Đông thành màu đen, bốc mùi hôi bất thường
Truy tìm nguồn thải biến nước sông Vàm Cỏ Đông thành màu đen, bốc mùi hôi bất thường
(Ngày Nay) -  Những ngày qua, hàng chục hộ dân sống ven sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa bàn thị xã Hòa Thành và huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh liên tục phản ánh tình trạng nước sông chuyển sang màu đen, xuất hiện nhiều bọt khí và lớp màng nhiều màu như vết dầu loang, kèm theo mùi hôi bất thường, khiến cho người dân sinh sống ven sông lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe.
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục. Ảnh: Active Floor
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục
(Ngày Nay) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị cho thế hệ tương lai những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số, UNESCO đã khởi động một loạt hội thảo khu vực nhằm phát triển khung năng lực kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.
Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Ukraine
(Ngày Nay) - Ngày 14/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bất ngờ xuất hiện tại Kiev. Mục đích của chuyến thăm không được công bố từ trước này được cho là nhằm trấn an Ukraine rằng nước này vẫn có sự hỗ trợ của Mỹ trước các cuộc tiến công ngày càng mạnh mẽ từ Nga.