UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị cho thế hệ tương lai những kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số, UNESCO đã khởi động một loạt hội thảo khu vực nhằm phát triển khung năng lực kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia.
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục. Ảnh: Active Floor
UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục. Ảnh: Active Floor

Phát triển khung năng lực AI toàn diện

UNESCO đang xây dựng Khung năng lực AI cho giáo viên và học sinh, dự kiến ra mắt vào tháng 9/2024 trong Tuần lễ Học tập kỹ thuật số. Khung năng lực này được xây dựng dựa trên các nguồn tài nguyên phong phú của UNESCO về chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục, bao gồm: AI và giáo dục: Hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách (2021); Hướng dẫn về AI sáng tạo trong giáo dục và nghiên cứu (2023); Chương trình giảng dạy AI K-12: Lập bản đồ chương trình giảng dạy AI được chính phủ phê duyệt (2021).

Tích hợp AI vào hệ thống giáo dục

Hội thảo đầu tiên về phát triển năng lực AI cho giáo viên và học sinh, được tổ chức vào ngày 22-23/4/2024, đã thu hút khoảng 400 đại biểu từ 80 quốc gia, trong đó có 19 quốc gia Ả Rập, thể hiện sự quan tâm lớn của khu vực đối với chủ đề này.

UNESCO hỗ trợ các quốc gia Ả Rập ứng dụng AI vào giáo dục ảnh 1

UNESCO xây dựng Khung năng lực AI cho giáo viên và học sinh. Ảnh: Kdonmuang/Shutterstock.com

Tại sự kiện, Trợ lý Tổng Giám đốc Giáo dục UNESCO, bà Stefania Giannini đã kêu gọi hợp tác từ các bên liên quan để hoàn thiện Khung năng lực AI trước khi chính thức ra mắt. Bà nhấn mạnh cam kết của UNESCO trong việc hỗ trợ các quốc gia tích hợp công nghệ và AI vào hệ thống giáo dục.

Việc tích hợp AI vào giáo dục sẽ giúp các em phát triển các kỹ năng thiết yếu để thích nghi với thị trường lao động luôn thay đổi và giải quyết các thách thức phức tạp của thế giới.

Ông Mounir Anastas, Chủ tịch nhóm G77+ Trung Quốc khẳng định tiềm năng của AI trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, đặc biệt ở các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi xung đột như Palestine. AI có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giáo dục, y tế và các dịch vụ thiết yếu khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở những khu vực khó khăn nhất.

UNESCO cũng sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo khu vực và tiểu khu vực để thúc đẩy đối thoại và chia sẻ kiến thức về năng lực kỹ thuật số, bao gồm cả AI, cho giáo viên và học sinh. Các hội thảo sắp tới bao gồm các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và Caribe, châu Á - Thái Bình Dương, cũng như các quốc gia Ả Rập.

Theo UNESCO
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.