TP HCM thực hiện 6 thay đổi lớn trong phòng chống dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Từ 0h ngày 16/9, TP HCM đã điều chỉnh một số hoạt động như giao hàng, đi chợ, tập thể dục... để tạo thuận lợi cho người dân.  
(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Shipper hoạt động liên quận, huyện từ 6h đến 21h

Lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) được phép hoạt động liên quận với điều kiện đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày một lần. Trong đó, nhân viên doanh nghiệp được thực hiện giao nhận hàng, song chỉ đi trong một quận huyện.

Trước đó, từ ngày 26/7, TP HCM yêu cầu shipper chỉ hoạt động một quận huyện để thuận tiện cho công tác quản lý, cũng như ngừa nguy cơ lây lan dịch.

TP HCM thực hiện 6 thay đổi lớn trong phòng chống dịch bệnh ảnh 1

Shipper được giao hàng liên quận huyện đáp ứng nhu cầu mua hàng của người dân. Ảnh: Quỳnh Trần

Người dân "vùng xanh" được tập thể dục ở công viên nội khu

Chính quyền địa phương xem xét cho phép hoạt động trở lại với các sinh hoạt thể dục, thể thao tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc các "vùng xanh" nếu đảm bảo các quy định an toàn phòng, chống dịch và phải tuân thủ 5K.

Trước đó, từ ngày 9/7 khi bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16, việc tập thể dục, thể thao ở các công viên lớn và các công viên ở nội khu ở thành phố đều bị cấm.

Nhiều loại hình kinh doanh được hoạt động đến 21h

Thành phố cho nhiều loại hình kinh doanh được hoạt động từ 6h đến 21h như: dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập; ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", chỉ bán hàng thông qua đặt trực tuyến.

TP HCM thực hiện 6 thay đổi lớn trong phòng chống dịch bệnh ảnh 2

Nhân viên quán phở trên đường Bùi Bằng Đoàn, quận 7 giao hàng cho shipper trong ngày đầu tiên TP HCM cho phép quán ăn bán hàng mang đi, ngày 9/9. Ảnh: Đình Văn

Ngoài ra, các ngành nghề được mở cửa như hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y; bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này; sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm.

Trước đó, từ 9/7 chính quyền TP HCM yêu cầu nhiều dịch vụ kinh doanh phải dựng hoạt động, kể cả các dịch vụ ăn uống bán mang đi để bảo đảm phòng dịch.

Thí điểm thẻ xanh Covid ở quận 7, Củ Chi và Cần Giờ

Thành phố cũng thí điểm trong thời gian 2 tuần đối với thẻ xanh Covid gắn với mã QR cá nhân, cùng với thực hiện 5K và xét nghiệm kháng nguyên cho người dân ở 3 quận huyện: 7, Củ Chi, Cần Giờ.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Lâm Đình Thắng, thẻ xanh Covid chỉ thực hiện cho một số đơn vị được thí điểm chứ không phải toàn bộ 3 quận, huyện. Ví dụ quận 7 chỉ thực hiện cho 150 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh... Còn Củ Chi, Cần Giờ chỉ thí điểm cho các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm... Các đơn vị còn lại vẫn áp dụng cách di chuyển như hiện nay.

Công trình xây dựng, giao thông được thi công

Các công trình xây dựng, giao thông được phép tổ chức thi công trên cơ sở tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn được UBND thành phố ban hành. Trước đó từ hôm 22/7 khi siết chặt Chỉ thị 16, TP HCM đã dừng toàn bộ công trường xây dựng, giao thông chưa thực sự cấp bách.

TP HCM thực hiện 6 thay đổi lớn trong phòng chống dịch bệnh ảnh 3

Thi công tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: PLO)

Thời gian qua, các dự án được duy trì thi công gồm: Metro Số 1, cầu Thủ Thiêm 2, cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới; xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở 9 lô đất Khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức); dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); công trình xây dựng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (quận 10).

Dân quận 7, Củ Chi và Cần Giờ đi chợ mỗi tuần một lần

Các địa bàn cơ bản kiểm soát được dịch như quận 7, Củ Chi, Cần Giờ, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp và Ban quản lý Khu công nghệ cao sẽ thí điểm người dân đi chợ một lần mỗi tuần; bổ sung các lĩnh vực sản xuất được hoạt động theo kế hoạch của UBND các địa phương, tuân thủ tiêu chí an toàn phòng dịch.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.