TP HCM tìm cách giữ chân nhân viên y tế cơ sở​

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau thời gian căng thẳng chống dịch COVID-19, thực trạng nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt khiến các cơ sở đối mặt nguy cơ thiếu hụt nhân sự. Theo đó, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp để giữ chân người lao động.
TP HCM tìm cách giữ chân nhân viên y tế cơ sở​

Lương thấp, áp lực lớn

Theo thống kê của Sở Y tế Thành phố, trong 11 tháng năm 2021, có 968 nhân viên y tế nghỉ việc, phần lớn là điều dưỡng và bác sỹ ở trạm y tế phường, xã. Ba tháng đầu năm 2022, có thêm 400 nhân viên y tế xin nghỉ việc.

Thực trạng nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt không chỉ gây ra việc xáo trộn về nhân sự mà còn ảnh hưởng đến năng lực khám chữa bệnh của ngành y tế công.

Anh B.L, nhân viên y tế làm việc tại một Trạm Y tế ở huyện Bình Chánh đã nộp đơn xin nghỉ việc sau gần 4 năm gắn bó với nghề. Theo anh L, ngoài áp lực công việc đi sớm về muộn, gần 4 năm qua, thu nhập của anh chỉ ở mức 5,5 - 6 triệu đồng/tháng, không đảm bảo cuộc sống gia đình.

Tương tự, chị L.P, kỹ thuật viên gây mê làm việc tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức đã chính thức nghỉ việc từ đầu tháng 3/2022 do công việc vất vả, trực đêm nhiều, không có thời gian lo cho gia đình, thu nhập lại giảm tới 40% so với trước đây.

Mới đây, theo một khảo sát từ Bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện đã thực hiện khảo sát 466 nhân viên y tế. Hàng loạt nhân viên y tế của bệnh viện rơi vào hội chứng “burned-out”, suy sụp về thể chất và tinh thần do quá tải công việc và bị căng thẳng.

Trước tình trạng trên, đại diện Bệnh viện Hùng Vương cho biết, Bệnh viện đã triển khai chương trình nâng đỡ sức khỏe tinh thần cho nhân viên y tế với mục tiêu sàng lọc, phát hiện sớm tình trạng rối loạn tinh thần; từ đó can thiệp, bảo vệ và chăm sóc hiệu quả cho nhân viên y tế.

Bệnh viện đã tổ chức 28 buổi trò chuyện với các chuyên gia tâm lý cho nhân viên; biên soạn và xuất bản “sổ tay tâm lý”, 14 đoạn video clip có nội dung ngắn gọn để nhân viên tự thực hành tại nhà về các bài tập nâng đỡ cảm xúc. Mô hình nâng đỡ tinh thần nhân viên y tế trong mùa dịch COVID-19 của Bệnh viện đã phát huy tác dụng, giúp giảm bớt căng thẳng, lo âu, lấy lại trạng thái cân bằng để các y, bác sỹ tiếp tục sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Lắng nghe nhân viên y tế

Theo ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, chính sách vẫn chưa tương xứng cho các nhân viên y tế. Đơn cử, với một bác sỹ mới ra trường và hành nghề (6 năm học đại học và 18 tháng thực hành), lương khởi điểm vẫn chỉ bằng người học 4 năm.

Ngoài vấn đề lương bổng vô cùng quan trọng, các lãnh đạo bệnh viện cần tạo môi trường làm việc tốt, có điều kiện học tập nâng cao, giảng dạy và nghiên cứu… để giữ chân nhân viên y tế.

Do đó, ngành Y tế Thành phố đang thử nghiệm chương trình lắng nghe và trao đổi nhằm kịp thời tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn và đề xuất của các nhân viên y tế. Việc trao đổi này được thực hiện theo từng nhóm đối tượng cụ thể, đầu tiên là điều dưỡng, bác sỹ, hộ lý… đặc biệt không có sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị nơi nhân viên y tế làm việc.

Mở đầu cho sáng kiến này, Sở Y tế Thành phố đã tổ chức 2 buổi lắng nghe với 12 điều dưỡng trưởng của Bệnh viện huyện Củ Chi và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương qua hình thức trực tuyến. Tại các cuộc gặp, nhiều chủ đề được đưa ra bàn luận như môi trường làm việc; thu nhập, tiền lương; công việc, cơ hội được đào tạo, thăng tiến và mối quan hệ với lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp…

Thời gian tới, dự kiến hàng tuần sẽ tổ chức lắng nghe, trao đổi với nhân viên y tế và mở rộng thêm nhiều đối tượng như: các trưởng, phó khoa, phòng, bác sỹ... thuộc các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Thành phố. Ngoài nhân viên y tế, Sở Y tế sẽ đối thoại với người bệnh xuất viện để ghi nhận ý kiến về chất lượng điều trị của các bệnh viện và thái độ của nhân viên y tế khi thăm khám.

Ông Tăng Chí Thượng khẳng định, từ việc đối thoại, Sở sẽ lắng nghe để từ đó điều chỉnh những điều chưa tốt; đồng thời đề ra các giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên y tế gắn bó với đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.

Bình luận
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế đầy đủ. Ảnh: VGP/HM.
Tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi
(Ngày Nay) - Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý I/2025, một số ca tử vong, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng cho người nghi mắc sởi và người mắc bệnh sởi.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.