TP.HCM: Giải pháp để đột phá cải cách hành chính

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo TS Bùi Ngọc Hiền, Học viện Cán bộ TP.HCM, đột phá trong cải cách hành chính phải hướng đến/để phục vụ người dân, doanh nghiệp thì mới đem lại hiệu quả/kết quả là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của TP.
Cán bộ tại bộ phận một cửa quận Bình Tân đang hướng dẫn người dân cách làm thủ tục bằng hình thức trực tuyến. (Ảnh: Lê Thoa/Báo Pháp luật TP HCM)
Cán bộ tại bộ phận một cửa quận Bình Tân đang hướng dẫn người dân cách làm thủ tục bằng hình thức trực tuyến. (Ảnh: Lê Thoa/Báo Pháp luật TP HCM)

Một trong ba chương trình đột phá của TP.HCM giai đoạn 2020-2025 là “đột phá đổi mới quản lý”. Trong đó, Đảng bộ TP xác định hàng loạt đầu việc: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính (CCHC), đột phá về thể chế, thủ tục hành chính…

TP.HCM: Giải pháp để đột phá cải cách hành chính ảnh 1

TS Bùi Ngọc Hiền. (Ảnh: Pháp luật TP HCM)

Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của CCHC

Để tạo bước đột phá trong CCHC, Đảng bộ và các cấp chính quyền TP trong nhiệm kỳ 2020-2025 cần thể hiện rõ hơn mục tiêu cốt lõi trong CCHC là hướng tới phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp. Khi đã xác định “người dân là trung tâm của đô thị” thì người dân, doanh nghiệp cũng chính là trung tâm, là hướng đích/người thụ hưởng kết quả/thành quả của CCHC.

Do đó, các cấp hành chính, các cơ quan công quyền của TP cần rà soát, xác định những nội dung, nhiệm vụ hay thủ tục hành chính nào là trọng tâm để đột phá, tập trung thực hiện cải cách. “Phục vụ người dân, doanh nghiệp” không thể là câu khẩu hiệu, lời động viên tinh thần mà phải trở thành/thể hiện trong từng thái độ, hành vi và hành động cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức.

Khi đã xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của CCHC thì mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong từng hoạt động, từng công việc cụ thể phải hướng đến hai đối tượng này để phục vụ. Có như vậy cán bộ, công chức, viên chức mới là nhân tố thực hiện có kết quả việc CCHC.

Từ những đòi hỏi trên, từ chính quyền TP đến từng cơ quan cần xác định quy chuẩn, tiêu chí rõ ràng những phẩm chất, năng lực cần có ở từng nhóm/người cán bộ, công chức, viên chức… Trên cơ sở đó, thực hiện việc tuyển dụng, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của TP đáp ứng yêu cầu quản trị TP trong bối cảnh phát triển mới.

3 chương trình (nhỏ) nằm trong chương trình đột phá về quản lý của TP giai đoạn 2020-2025 là:

- Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM.

- Chương trình CCHC, nâng cao chỉ số CCHC (PAR Index).

- Chương trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của TP.HCM giai đoạn 2020-2025.

TP.HCM: Giải pháp để đột phá cải cách hành chính ảnh 2

Cán bộ tại bộ phận một cửa quận Bình Tân đang hướng dẫn người dân cách làm thủ tục bằng hình thức trực tuyến. (Ảnh: Lê Thoa/Báo Pháp luật TP HCM)

Xây dựng nền quản trị của chính quyền số

Trong nội dung CCHC trước nhất cần rà soát một cách khoa học, mạnh dạn bãi bỏ, cắt giảm hay đơn giản hóa các thủ tục hành chính để hướng tới tiết giảm thời gian, ngân sách, nguồn lực của chính quyền, người dân, doanh nghiệp. Thực hiện đúng theo lộ trình trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được xác định trong chương trình chuyển đổi số TP.HCM.

Đây là nhiệm vụ - giải pháp quan trọng mà cấp ủy, chính quyền các cấp của TP.HCM cần quan tâm, nhất quán trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết liệt, cụ thể trong triển khai thực hiện. Chuyển đổi số cần được coi là nhiệm vụ - giải pháp trọng tâm trong các hoạt động quản trị của chính quyền các cấp để hướng tới tầm nhìn đến năm 2030,

“TP.HCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số”. Quá trình này đòi hỏi chính quyền TP cần xác lập khung pháp lý, mô hình và lộ trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực.

TP thông minh không thể thiếu sự phản biện của người dân

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và các giải pháp thông minh trong các hoạt động quản trị của chính quyền. Trong thời gian tới, chính quyền TP nên học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và các giải pháp thông minh vào các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội. Giải pháp này vừa giúp cho chính quyền TP tinh giản biên chế, vừa làm cho chính quyền TP “thông minh hơn” (smarter) trong quản trị và lắng nghe, thấu hiểu dân tình hơn.

Cuối cùng là cần tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò giám sát, phản biện xã hội, tạo sự thống nhất, đồng thuận, chung tay xây dựng và phát triển TP.

Theo Báo Pháp luật TP.HCM
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.