TP.HCM: Thị trường hàng hoá Tết Nguyên đán 2021 và nỗi lo tiêu thụ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đến thời điểm này đã được các đơn vị sản xuất, kinh doanh chuẩn bị đầy đủ, giá cả được bình ổn, không có sự tăng giá. Tâm lý tiêu dùng và thị hiếu của người dân thay đổi nên không xảy ra hiện tượng tích trữ hàng hóa.
Theo ghi nhận, tại các siêu thị, chợ và chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM, lượng hàng hóa về đã bắt đầu tăng, giá cả bình ổn và có một số mặt hàng thiết yếu rẻ hơn so với năm trước. Ảnh: Đại Kiều
Theo ghi nhận, tại các siêu thị, chợ và chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM, lượng hàng hóa về đã bắt đầu tăng, giá cả bình ổn và có một số mặt hàng thiết yếu rẻ hơn so với năm trước. Ảnh: Đại Kiều

Tuy vậy, vẫn còn hạn chế của những năm trước kéo dài nhưng chưa được khắc phục hiệu quả, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nguồn tiền mua sắm của số đông người lao động phụ thuộc vào chế độ lương thưởng, nếu bị giải ngân chậm, khoảng cách mua sắm bị thu hẹp sẽ gây bùng nổ tiêu thụ...

Nỗi lo tiêu thụ

Theo ghi nhận, tại các siêu thị, chợ và chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM, lượng hàng hóa về đã bắt đầu tăng, giá cả bình ổn và có một số mặt hàng thiết yếu rẻ hơn so với năm trước.

Chị Tuyết Trinh, phụ trách mảng khảo sát khách hàng tại chuỗi hệ thống Co.op Mart cho biết: “Theo thông lệ, sức mua sắm dịp Tết Nguyên đán sẽ dồn dập từ ngày cúng ông Táo 23 tháng Chạp, kéo dài đến sau Tết, nên dù chủ động đến mấy thì việc dự báo, định lượng hàng hóa luôn gặp bất cập. Nghĩa là kết quả tính toán chỉ phù hợp với sinh hoạt thông thường, chứ không phản ánh được toàn cảnh thị trường”.

Cũng theo chị Trinh, còn hạn chế của những năm trước kéo dài nhưng chưa được khắc phục hiệu quả, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nguồn tiền mua sắm của số đông người lao động phụ thuộc vào chế độ lương thưởng, nếu bị giải ngân chậm, khoảng cách mua sắm bị thu hẹp sẽ gây bùng nổ tiêu thụ...

TP.HCM: Thị trường hàng hoá Tết Nguyên đán 2021 và nỗi lo tiêu thụ ảnh 1

Một siêu thị trên đường Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3) trưng bày hàng hoá Tết nhưng không một bóng người. Ảnh: Đại Kiều

Anh Thành Tâm (Một đại diện chợ đầu mối Thủ Đức) chia sẻ về nhu cầu mua hàng thực phẩm tươi sống, theo kinh nghiệm riêng, anh Tâm dự đoán sẽ tăng khoảng 50% trong dịp Tết nên đã làm việc với các nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn cung ứng thịt lợn tăng khoảng 20%, thịt gia cầm 25% so với Tết 2020 nhằm chủ động giá bán.

Một tiểu thương tên Giang (44 tuổi) cũng cho biết, lượng hàng về chợ ổn định, dao động từ 3.200 – 3.400 tấn/đêm; thời điểm rằm lượng hàng nhập chợ tăng lên mức 4.100 – 4.400 tấn/đêm.

Trong hơn 30 mặt hàng rau, củ về chợ, chỉ có dưa leo, khổ qua tăng nhẹ 1.000 – 2.000 đồng/kg, lên lần lượt 8.000 đồng/kg, 12.000 đồng/kg; còn bầu, bí, đậu cove, cà chua, hạt sen…giá giảm từ 1.000 – 20.000 đồng/kg, tùy mặt hàng. Các mặt hàng còn lại giá ổn định, đảm bảo nguồn hàng cho người dân mua sắm dịp cuối năm.

Khi được hỏi, một số tiểu thương và các đại diện bán hàng tại siêu thị nhận định chung rằng năm nay là một năm ảm đạm, thay vì cùng kỳ năm ngoái đã bán được một lượng hàng hoá lớn phục vụ Tết, thì năm nay, vào thời điểm này số lượng hàng hoá Tết bán ra chưa đạt mốc một nửa của năm ngoái. Nguyên nhân của hàng hoá ít hay nhiều, tiêu thụ nhanh hay chậm đều do ảnh hưởng của Covid-19.

TP.HCM: Thị trường hàng hoá Tết Nguyên đán 2021 và nỗi lo tiêu thụ ảnh 2

Một quầy cung cấp bánh kẹo sỉ tại chợ Bà Chiểu vào ban đêm.

Hàng hoá dồi dào, nhiều chương trình kích cầu mua sắm Tết được triển khai

Theo phóng viên Ngày Nay ghi nhận ở các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng..., các nhà bán lẻ cũng đã nhộn nhịp đưa hàng phục vụ Tết của doanh nghiệp lên kệ. Thay vì chỉ giảm giá cho những ngày cận Tết như thông lệ thị trường, nhiều thương hiệu đồng loạt áp dụng giảm giá hàng Tết sớm để giúp người tiêu dùng mua sắm tiết kiệm, không dồn áp lực mua sắm vào những ngày cuối năm. Những mặt hàng hóa phẩm, chất tẩy rửa, chăm sóc cá nhân, làm đẹp và những loại thực phẩm tích trữ được bắt đầu giảm giá.

Chị Ngọc (37 tuổi, TP.HCM) một khách hàng đang mua sắm tại siêu thị, cho biết: “Hiện tại chị chưa vội mua sắm hàng hoá Tết hay tích trữ gì. Theo chị, gia đình mỗi năm đón Tết càng gọn hơn, ít “bày vẽ” bánh trái hơn. Thêm một phần là được biếu, tặng. Nên đợi những ngày cận Tết, còn thiếu gì sẽ mua thêm sau”.

Trong khi đó, tại các chợ đầu mối, dự kiến thời điểm cận Tết Nguyên đán, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 15.000 -16.000 tấn/ngày. Hiện, các doanh nghiệp đã và đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch cung ứng Tết, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong tháng trước Tết và tháng sau Tết; đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết Nguyên đán đối với các mặt hàng thiết yếu.

TP.HCM: Thị trường hàng hoá Tết Nguyên đán 2021 và nỗi lo tiêu thụ ảnh 3

Hàng hoá dồi dào, nhiều chương trình kích cầu mua sắm Tết được triển khai

Nhằm mục tiêu ổn định giá cả trước, trong và sau Tết đối với các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố; đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển trong điều kiện bình thường; tập trung phục vụ tốt nhất trong điều kiện giá cả tốt nhất cho người nghèo, người lao động, sinh viên không có điều kiện về quê ăn Tết; cung cấp hàng hóa sạch, có nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng nông sản như thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, rau củ quả… Sở Công Thương cũng đã xây dựngKế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Tân Sửu 2021 trên địa bàn TP.HCM.

Sở Công thương công bố diễn biến một số mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu

Thịt gia súc: Qua khảo sát trên thị trường, sau khi Chính phủ cho phép nhập khẩu heo sống từ Thái Lan, nguồn thịt heo nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều, dẫn tới giá heo hơi trên thị trường bắt đầu có xu hướng giảm. Cụ thể, tháng 6 năm 2020, giá heo hơi tại các trang trại hộ dân từ 90.000đ/kg – 94.000đ/kg bắt đầu giảm bình quân 2.000đ/kg; đầu Tháng 8/2020 giá heo hơi đạt mức 85.000 – 87.000đ/kg và hiện nay giá heo hơi tiếp tục giảm, dao động ở mức 71.000đ/kg – 74.000đ/kg so với thời điểm 10/9/2020 là 80.000đ/kg – 82.000đ/kg giảm 20% so với thời điểm Tháng 6 năm 2020.

Giá bán các mặt hàng thịt gia súc tham gia Chương trình Bình ổn thị trường được Sở Tài chính điều phối theo quy định của Chương trình, luôn duy trì ở mức phù hợp,ổn định và đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường 5,3%– 35,4%, đáp ứng yêu cầuquy định của Chương trình.

Hiện nay, giá thịt heo bình ổn thị trường được áp dụng từ ngày 29/10/2020 dao động từ 77.000 đồng – 175.000 đồng/kg, cụ thể: thịt heo đùi 145.000 đồng/kg, thịt vai 145.000 đồng/kg, thịt cốt lết 140.000 đồng/kg, chân giò 129.000 đồng/kg, thịt nách 127.000 đồng/kg, thịt nạc vai, đùi 175.000 đồng/kg, xương đuôi heo 103.000 đồng/kg, xương bộ heo 77.000 đồng/kg.

Gạo: Thời điểm tháng 3/2020, do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19, giá lúa, gạo nguyên liệu tăng liên tục, ngoài ra tình hình hạn mặn xâm nhập khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng ảnh hưởng rất lớn đến diện tích sản xuất trồng trọt, giá lúa, gạo tăng cao. Bên cạnh đó, kể từ tháng 5/2020 Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại cũng góp phần đẩy giá lúa, gạo tăng cao. Tuy nhiên, để cùng góp sức trong việc chống dịch, ổn định thị trường, các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tiếp tục giữ giá bán.

Giá gạo bình ổn thị trường được điều chỉnh tăng từ 1.000đ/kg - 2.000đ/kg (13%-15%) áp dụng tùy từng mặt hàng. Mức giá điều chỉnh áp dụng kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2020.Sau khi điều chỉnh như trên thì giá các mặt hàng gạotrong chương trình bình ổn thị trường vẫn đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường từ 11,8%– 13,3%, đáp ứng đúng quy định của chương trình.

Thịt gia cầm: Giá bán buôn các mặt hàng gia cầm tại chợ Bình Điền ổn định, hiện ở mức: đùi gà nhập khẩu 38.000đ/kg, cánh gà nhập khẩu 68.000đ/kg, gà tam hoàng nguyên con 60.000đ/kg, gà công nghiệp nguyên con 45.000đ/kg, vịt nguyên con 60.000đ/kg. Trong khi đó, giá bán lẻ các mặt hàng gia cầm tăng 347đ/kg – 1.301đ/kg (0,69% –1,74%); riêng mặt hàng đùi gà, vịt làm sẵn nguyên con giá giảm 0,73% – 1,07% so tháng trước.

Giá các mặt hàng thịt gia cầm tham gia Chương trình bình ổn thị trường tiếp tục ổn định, hiện ở mức: thịt gà ta 84.000đ/kg, thịt gà thả vườn 62.000đ/kg, thịt vịt 62.000đ/kg, thịt gà công nghiệp nguyên con 39.000đ/kg.

Trứng gia cầm: Giá bán lẻ các mặt hàng trứng xô trên thị trường tăng 0,04% – 2,76% so tháng trước,hiện phổ biến ở mức: giá trứng gà loại 1 ở mức 28.000 – 30.000đ/chục, trứng vịt loại 1 ở mức 34.000đ/chục –36.000đ/chục.

Giá bán mặt hàng trứng gia cầm tham gia Chương trình bình ổn thị trường ổn định, ở mức: trứng gà loại 1 là 26.000đ/chục, giá trứng vịt loại 1 là 31.000đ/chục.

TP.HCM: Thị trường hàng hoá Tết Nguyên đán 2021 và nỗi lo tiêu thụ ảnh 4

Rau, củ, quả, trái cây: so tháng trước, giá bán buôn nhiều loại rau, củ tăng phổ biến từ 12,5% – 32,8% như cải thảo, cải bó xôi, bắp cải, xà lách, khoai tây, khổ qua, cà tím, bầu, bông cải xanh Đà Lạt, củ cải trắng, dưa leo… riêng mặt hàng khoai tây, cải bẹ xanh tăng từ 41% – 50% trong khi mặt hàng cà chua, đậu Hòa Lan, bí đao, chanh giấy miền tây, đậu côve giảm 6% – 25% so tháng trước.

Lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, bảo đảm ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân. Kiểm tra, kiểm soát về công tác an toàn thực phẩm, nhóm mặt hàng nông lâm, thủy sản, trong đó tập trung kiểm tra chợ đầu mối, siêu thị, kho chứa hàng đông lạnh, các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm đông lạnh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đường phố…

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch số 17/KH-TCQLTT ngày 24/11/2020 về cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường cuối năm 2020 và trước, trong, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Thời gian triển khai từ ngày 25/11/2020- 25/02/2021.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?