Tranh cãi xung quanh ý tưởng ‘cắm sừng’ nón Huế

(Ngày Nay) - Chữ “HUE” gắn trên chiếc nón lá trong khuôn khổ chương trình Festival nghề truyền thống Huế 2019 đang gây ra nhiều ý kiến tranh cãi.
Tranh cãi xung quanh ý tưởng ‘cắm sừng’ nón Huế

Ngay khi hình ảnh các thiếu nữ trong tà áo dài tím đội chiếc nón có gắn chữ “HUE” xuất hiện tại lễ tế tổ bách nghệ, một hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019 diễn ra vào chiều tối 29/4 , mạng xã hội đã nảy ra một cuộc tranh luận có nên “cắm sừng” nón Huế?

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều ý kiến phản đối ý tưởng này bởi cho rằng người phụ nữ Huế đã bị cắm những chiếc sừng. Đồng thời nhiều ý kiến cho rằng chữ “HUE” này rất thừa vì khi nhắc đến áo dài tím và nón lá thì mọi người ai cũng biết đó là đặc trưng của người con gái xứ Huế.

“Thiết kế là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo, nhưng dùng các hình ảnh đã trở thành biểu tượng văn hóa mà cho đi... mọc sừng thì bó tay!”, một người viết.

Trong khi đó một số ý kiến khác lại tỏ ra ủng hộ ý tưởng này vì nghệ thuật là phải sáng tạo không ngừng. Nếu nhất nhất theo một khuôn mẫu có sẵn thì chắc là không phải nghệ thuật... Việc gắn chữ “HUE” trên chiếc nón không phải kiểu thiết kế để ứng dụng ngoài đời sống mà nó có tính nhất thời trong khuôn khổ 1 lễ hội. Chữ “HUE” gắn trên nón bằng công nghệ Led giúp cho chương trình biểu diễn trong đêm lung linh nhiều sắc màu hơn. 

Được biết, tại sự kiện lễ tế tổ bách nghệ – lễ rước tôn vinh nghề có khoảng 40 chiếc nón được gắn chữ “HUE”. Còn tại lễ khai mạc (tối 26/4), bế mạc (1/5) của Festival, mỗi chương trình có 100 chiếc nón xuất hiện trên sân khấu.

Trước cuộc tranh cãi nên hay không cho xuất hiện chữ “HUE” trên nón, ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế cho biết, người thiết kế các trang phục áo dài này là nhà thiết kế Minh Hạnh. 

“Ngày 3/5, ban tổ chức sẽ họp để đánh giá lại sự việc. Không thể lấy ý kiến của một cá nhân người nào đó rồi cho đó là quan điểm chung của xã hội, của dư luận được” - ông Thành nói.

Nhà thiết kế Minh Hạnh, đạo diễn chương trình cho biết, chữ “HUE” được làm bằng chất liệu format, màu tím, xung quanh trang trí đèn led và được gắn lên trên chiếc nón. Việc thiết kế như vậy nhằm làm hình ảnh Huế lung linh trong những ngày hội về đêm.

Bà Hạnh cho rằng, không hiểu vì sao nhiều người nhìn ra đó là cái sừng mà không hiểu đó là một cái vương miện cho Huế.

TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
(Ngày Nay) - Tại sự kiện thời trang Met Gala 2024 năm nay, hai nghệ sĩ nổi tiếng Katy Perry và Rihanna dù không tham dự nhưng các hình ảnh do AI tạo ra đã khiến một số người hâm mộ lầm tưởng họ đã có mặt tại đêm trình diễn lớn nhất thế giới.
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.