Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.
Đám cưới chuột |
Hình ảnh thể hiện trong bức "Đám cưới chuột" ngày xưa vốn ưu ái dành cho trẻ em, sau này một số nhà theo chủ nghĩa hiện thực cắt nghĩa là nó “tố cáo giai cấp thống trị”, vì chuột thuộc thành phần thấp cổ bé họng khi có chuyện cưới hỏi, đỗ đạt, cũng phải hối lộ bằng cách dâng con gà, con cá cho lão mèo tham quan! Nếu vậy, lại không tránh khỏi cái vụ “mua quà cho xếp” trong dịp Tết. Việc họ nhà chuột “dâng cá” (tất nhiên không chỉ dịp Tết) có khi trị giá cả trăm ngàn đô. Dẫu sao, giải thích Đám cưới chuột như “bức tranh hiện thực phê phán” theo lối trên là hợp với thời đại hơn bao giờ hết, lại vừa đầy ắp “bản sắc dân tộc”.
Đàn lợn âm dương |
Đánh ghen” là một trong những tranh sinh hoạt dí dỏm cũng mang tính giáo dục cao của dòng tranh dân gian Đông Hồ.
Đánh ghen |
Vinh hoa phú quý |
Ngoài những ý nghĩa vô cùng thâm thúy phía sau những bức tranh, nó còn thể hiện sự độc đáo ở màu sắc, bố cục và khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Chỉ với 4 màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo.
Đấu vật |
Quy trình sản xuất tranh cũng có khá nhiều công đoạn phức tạp: vẽ mẫu, khắc ván, in tranh. Tuy tranh Đông Hồ được sản xuất theo phương thức đại trà, mỗi mẫu tranh có khi được in ra cả hàng nghìn, hàng vạn bản. Thế nhưng, tất cả các khâu làm tranh đều được làm thủ công hoàn toàn.Vì thế, mỗi bức tranh đều thấm đẫm tình cảm và sự chăm chút của những nghệ nhân.
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế với bức tranh "chăn trâu thổi sáo" |
Tuy nhiên do tính thương mại hóa, nghề tranh làm tranh ở Đông Hồ đang bị mai một. Hiện nay cả làng tranh Đông Hồ chỉ còn hai nghệ nhân và con cháu của họ là còn giữ nghề làm tranh. Đó là nghệ nhân Nguyên Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu sam vừa hoàn thành tác phẩm "hứng dừa" |
Làng tranh Đông Hồ ngày xưa nhà nhà làm tranh giờ đã chuyển thành làng vàng mã. Nhiều khách du lịch không khỏi ngỡ ngàng khi đặt chân vào làng tranh dân gian nổi tiếng mà đâu đâu cũng chỉ thấy vàng mã chứ không phải những bức tranh trên giấy điệp.
Làng tranh Đông Hồ nay đã chuyển thành nghề làm hàng mã |
Hiện nay làng tranh Đông Hồ tại xã Song Hồ còn rất it gia đình bám trụ lại với nghề với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại.
Tranh Đông Hồ đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu trong kho tàng tri thức dân gian Việt Nam. Nó vừa là một nghề thủ công, vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian rất Việt Nam. Giá trị của tranh và bàn tay vàng của nghệ nhân làm tranh dân gian cần được giữ gìn, phát huy và phổ biến rộng rãi.