Trào lưu livestream “bùng nổ” trên mạng xã hội

(Ngày Nay) - Trong đại công nghệ hiện nay, khi người người nhà nhà đều dùng Facebook thì “live stream” cũng trở thành một từ khóa quen thuộc.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Live stream cho phép người dùng chia sẻ trực tiếp bằng video lên mạng xã hội. Chỉ với một chiếc điện thoại có camera và kết nối internet, bạn có thể truyền mọi thứ bằng video lên mạng ngay tại thời điểm nó xảy ra. Điều hấp dẫn nhất ở ứng dụng này là người live stream, người xem có thể bình luận trực tiếp và nhanh chóng được hồi đáp.

Thời của live stream

Mục đích của Facebook khi tạo ra tính năng này là để người dùng có thêm một phương tiện chia sẻ các hoạt động cá nhân hàng ngày, bên cạnh việc viết các dòng trạng thái hay đăng tải các hình ảnh.

Chính vì sự tiện dụng trên mà trào lưu “live stream” đã được nhiều người sử dụng. Sự thay đổi rõ nhất được thể hiện trên các trang bán hàng online. Thay vì đăng tải các hình ảnh tĩnh kèm giá và thông tin, nhiều chủ cửa hàng online đã phát video trực tuyến để bán hàng. Ngay cả các thương hiệu nổi tiếng cũng sử dụng live stream trong chiến dịch truyền thông của mình. Người xem có thể trực tiếp thể hiện cảm xúc khi sự kiện diễn ra, giúp các nhà marketing có được phản hồi về chiến dịch cũng như sản phẩm. Hơn thế nữa, điều này có thể giúp chặn đứng các “thảm họa truyền thông” khi các video này nhận được những phản hồi xấu và các nhà marketing có thể dừng chương trình ngay tức khắc.

Người nổi tiếng cũng lựa chọn live stream để giao lưu với người hâm mộ thay vì tổ chức một buổi offline tốn kém với các chi phí đầu tư địa điểm, trang phục và hàng loạt thứ xung quanh. Việc live stream giúp cho khoảng cách của người nổi tiếng với fan của mình trở nên gần gũi hơn.

Mặt trái của công nghệ

Live stream quá tiện dụng nên vô tình biến thành công cụ cực kỳ quyền lực của những kẻ chuyên ăn cắp trí tuệ, những người thích câu view hay nhiều mục đích khác.

Một số người trẻ nghĩ ra “chiêu trò” nhằm tăng lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội. Trên trang facebook cá nhân của một cô gái tự xưng là “M.M”, trước khi live stream cô gái này thông báo cách đó vài tiếng. Mới đầu, cô gái xuất hiện với bộ đồ “khoét đủ chỗ”, nhảy nhót đủ kiểu trong tiếng nhạc sôi động. Được chừng 2.000 lượt xem, cô lột phăng áo, rồi lột váy. Chưa dừng lại ở đó “M.M” còn mạnh miệng đủ 10.000 lượt view, cô sẽ… lột hết. Sau 45 phút chưa đủ lượt xem, cô tắt video và hẹn lần sau (!?). Trang cá nhân của M.M bỗng nhiên thu hút hàng nghìn lượt theo dõi. Không chỉ “M.M”, nhiều bạn trẻ cũng lợi dụng live stream để câu view.

Gần đây, một số nghệ sĩ Việt Nam “nhờ” live stream kể khổ, thanh minh, thậm chí “cầu cứu” những việc liên quan đến công việc, bạn bè và gia đình… Gây sốc dư luận nhất vẫn phải kể đến trường hợp của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Vào thời điểm cuối năm 2016, nam ca sĩ đã livestream khóc lóc kể về những áp lực khi phải gánh món nợ 20 tỷ đồng của mẹ ruột. Việc anh kể chuyện gia đình “vạch áo cho người xem lưng” là cực chẳng đã nhưng anh chia sẻ với hi vọng, những kẻ xấu đừng lợi dụng cho mẹ anh vay tiền thêm nữa, những người quen biết anh hiểu chuyện sẽ không bị lợi dụng nữa.

Tháng 7 vừa rồi, nghệ sĩ Chu Hùng, người được chú ý với vai diễn “Thế Chột” của phim “Người phán xử” cũng dùng livestream để kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ vì gia đình quá khổ sở, không có điện nước suốt 5 năm.

Mới đây nhất, chị Hồng Nhung – vợ danh hài Xuân Bắc quay video trực tuyến kể về việc mình bị chèn ép trong công việc gây xôn xao dư luận.

Trang cá nhân của nghệ sĩ luôn có lượng người theo dõi đông đảo. Việc họ lựa chọn chia sẻ, thể hiện sự bức xúc, tố khổ, thậm chí chỉ trích qua livestream như một cách thông báo công khai, trực diện, có sức lan tỏa nhanh nhất. Chỉ với một chia sẻ, một video trực tuyến, ngay lập tức hàng trăm ngàn người có thể theo dõi và tiếp nhận thông tin. Nếu thông tin chuẩn xác, tích cực thì hiệu ứng tốt. Ngược lại, người đăng tải thông tin một chiều, có mục đích bôi nhọ, bêu xấu người khác thì hậu quả khôn lường.

Nhưng, nói gì thì nói, người sử dụng mạng có thể không công khai ủng hộ, nhưng trong thời đại nhà nhà ngày càng xa lánh ti vi và “cắm mặt” vào điện thoại nhiều hơn, live stream vẫn đang là một trong những ứng dụng được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?