Trên 80% người mắc bệnh mù lòa ở Việt Nam có thể phòng, chữa được

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay là đục thủy tinh thể (chiếm tới 66%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ...
Bệnh viện Mắt Trung ương khám mắt cho người dân. Ảnh: TTXVN.
Bệnh viện Mắt Trung ương khám mắt cho người dân. Ảnh: TTXVN.

Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa và 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Đáng lưu ý, trên 80% người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được nếu thực hiện các biện pháp phòng chống có hiệu quả.

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế) kiêm phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết như vậy tại Buổi lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Thị giác Thế giới năm 2023, do Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức ngày 12/10.

Có tới 40% học sinh ở thành phố mắc tật khúc xạ

Theo Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng, qua điều tra, nguyên nhân gây mù chính hiện nay là đục thủy tinh thể (chiếm tới 66%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ...

“Kết quả điều tra đánh giá nhanh phòng chống mù lòa có thể phòng tránh được mới nhất cho thấy hiện nay ở Việt Nam có khoảng 300.000 người mù. Việc can thiệp phẫu thuật với chi phí không lớn có thể nhanh chóng mang lại ánh sáng cho người mù nhưng do nhiều bệnh nhân nghèo, không có điều kiện tiếp cận các cơ sở khám chữa bệnh nên vẫn phải chịu mù lòa,” Phó giáo sư Hưng phân tích.

Gánh nặng mù lòa ngày càng gia tăng đã trở thành vấn đề xã hội và sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, mù lòa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, dẫn tới nghèo đói, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế... Đó là thách thức lớn không chỉ riêng đối với ngành mắt, y tế mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho hay tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên với tỷ lệ mắc khoảng 15-20% ở học sinh nông thôn, 30-40% ở thành phố.

Thống kê cho thấy nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 15.000.000 em, với tỷ lệ mắc các tật khúc xạ khoảng 20%, thì Việt Nam ước tính gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính (trong đó có tới 2/3 bị cận thị). Tuy nhiên, việc khám và cấp kính cho trẻ em mắc tật khúc xạ là một trong những biện pháp can thiệp rẻ tiền và có hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ mù lòa nhưng còn gặp nhiều rào cản từ nhận thức, cơ sở vật chất và kinh phí...

Hiện nay, trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 45 triệu người mù (người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%). Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này).

Thực hiện đồng bộ giải pháp để giảm tỷ lệ mù lòa

Phó giáo sư Cung Hồng Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết để giảm những gánh nặng do bệnh mù lòa gây ra, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phòng chống mù lòa giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030.

Chiến lược có mục tiêu chung tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh mù lòa có thể phòng chống được, phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân, đặc biệt hàng triệu người mù quyền được nhìn thấy như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về mục tiêu thị giác.

Theo chiến lược này, đến năm 2030, tỷ lệ mù lòa giảm xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%; tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

Để đạt được những mục tiêu ấy, ngành y tế đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Nâng cao nhận thức cộng đồng và củng cố mạng lưới về chăm sóc mắt; Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về phòng chống mù lòa...

Ngoài ra, vào thứ Năm, tuần thứ hai của tháng Mười hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Quốc tế về phòng chống mù loà (IAPB) chọn là Ngày Thị giác Thế giới (World Sight Day). Ngày Thị giác Thế giới năm nay là Thứ Năm ngày 12/10.

Với chủ đề hướng tới An toàn mắt khi lao động, Ngày Thị giác Thế giới cảnh báo người dân về tầm quan trọng phải bảo vệ mắt trong quá trình lao động, kêu gọi người sử dụng lao động ưu tiên chăm sóc mắt cho người lao động mọi nơi, mọi lúc.

Hưởng ứng sự kiện này, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù lòa (Bộ Y tế), Bệnh viện Mắt Trung ương, Hội Nhãn khoa Việt Nam phối hợp tổ chức các hoạt động, các sự kiện truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.

Theo đó, có nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức như khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí nhân sự kiện này; Kêu gọi gây quỹ chăm sóc mắt cho người dân nghèo, vùng khó khăn; Tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực cho các cơ sở chăm sóc mắt ban đầu...; Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức người dân, chính quyền các cấp về chăm sóc và bảo vệ đôi mắt, khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh mắt...

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.