Trên đường cái quan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Cuối cùng thì điều đáng sợ nhất mà dịch bệnh có thể tạo ra cũng đã xuất hiện trên những con đường cái quan. Đó là những dòng người bỏ chạy khỏi miền đất hứa của mình, bỏ chạy khỏi nơi mà họ đã đến để mưu sinh, nhưng giờ đây chỉ còn là nơi có thể khiến họ chết vì dịch bệnh, và đáng sợ hơn, là chết đói.
CSGT dẫn đường cho hàng nghìn người từ các tỉnh phía Nam đổ về Tây Nguyên ngày 25/7. (Ảnh: Zing)
CSGT dẫn đường cho hàng nghìn người từ các tỉnh phía Nam đổ về Tây Nguyên ngày 25/7. (Ảnh: Zing)

Hàng triệu người dân từ các miền quê nghèo đã đến các đô thị phát triển để tìm kiếm việc làm, trở thành nhân công của các nhà máy, của các loại hình phục vụ lối sống tiêu dùng của thị dân trong nhiều năm qua. Thị thành đã nuôi họ, nuôi gia đình họ tốt hơn những cánh đồng, những mảnh ruộng nương trên đất dốc. Nhưng giờ đây, khi dịch bệnh hoành hành, những người lao động nhập cư trở nên tứ cố vô thân. Họ không còn việc làm, không có tiền thuê nhà, ngay cả miếng ăn cũng chỉ có thể trông chờ vào những người làm từ thiện. Đó không còn là cuộc sống nữa.

Họ phải trở về nơi mình đã sinh ra, nơi họ đã từng sống, nơi mà dẫu nghèo đói thì họ vẫn có thể lần hồi rau cháo nuôi nhau. Đó là lựa chọn duy nhất của những người lao động nhập cư nghèo ở thời điểm này. Nhưng, ngay cả lựa chọn duy nhất ấy cũng không dễ dàng gì khi mà con đường cái quan để họ trở về đã không còn thông suốt.

Từ Sài Gòn về đến quê nhà, gần như Nam Trung Bộ, hay Tây Nguyên thì cũng đi qua dăm ba tỉnh thành, xa như miền núi phía Bắc thì cả chục tỉnh thành, mà mỗi tỉnh thành bây giờ như một quốc gia riêng, với đường biên giới bị chốt chặn, khai báo, test covid. Với điều kiện ăn ở đi lại trên đường nhiều ngày ròng rã, chẳng may bị cảm sốt thì những lưu dân ấy khó lòng về được đến quê nhà. Mà dẫu có về đến quê thì nguyên tắc đi từ vùng dịch về họ sẽ phải cách ly trong khi năng lực tiếp nhận cách ly của các địa phương thì hạn chế.

Đi không được, ở không xong, số phận những người lao động nông thôn ở thị thành sẽ ra sao khi giãn cách kéo dài. Sài Gòn, Bình Dương hôm nay, mai sẽ là Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… Chúng ta có rất nhiều kịch bản chống dịch, nhưng kịch bản nào cho hàng triệu con người mà ngay cả cơ hội để sống được cho đến khi mắc dịch cũng không hề dễ dàng? Nếu không sớm có phương án để giải quyết nhu cầu được sống của cần lao, tôi tin rằng chúng ta sẽ đối mặt với thảm hoạ nhân đạo mà lựa chọn nào cũng đau đớn như nhau.

Nếu để người dân tự do di chuyển về quê, dịch bệnh sẽ lan rộng và không thể ngăn chặn. Nếu giữ họ ở lại thành phố mà không có đủ sức để cưu mang thì sự hỗn loạn sẽ xảy ra bất chấp các loại rào chắn hay dây chăng. Vậy thì giải pháp sẽ là gì? Tôi nghĩ lúc này là lúc mà các địa phương cần phải dũng cảm để đón nhận đồng hương của mình trở về một cách khoa học.

Theo đó, chính quyền các địa phương cần mở cổng thông tin tiếp nhận và thông kê nhu cầu trở về địa phương của bà con quê hương để biết được có bao nhiêu người có nhu cầu, và có chỗ cụ thể để sống khi trở về, có phương tiện để về hay không. Sau đó, cử đại diện, và phương tiện đến đón, xuất phát trong một ngày được ấn định, có xe cứu thương, và hỗ trợ hậu cần để đồng hành cùng bà con. Người trở về, ai có phương tiện cá nhân thì sử dụng, ai không có thì hỗ trợ. Các đoàn người di cư này có đại diện địa phương đi cùng để qua chốt các tỉnh thành về thẳng quê hương. Khi về đến nơi sẽ giữ lại để xét nghiệm, những người âm tính trở về cách ly tại nhà.

Thành phố không còn đủ sức để cưu mang người lao động nhập cư, lúc này là lúc mà chính quyền các địa phương cần thể hiện trách nhiệm của mình với đồng bào. Và tôi tin rằng chính quyền địa phương sẽ không cô đơn khi mà họ luôn có thể nhận được sự ủng hộ của những người đồng hương khi biết thể hiện trách nhiệm với đồng hương của mình. Khi đó, trên các con đường cái quan sẽ không còn cảnh bi thương của đoàn người chạy loạn, mà sẽ là một hành trình của tình người, tình quê.

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.