Tri ân các nhân chứng lịch sử Chiến dịch Mậu Thân 1968

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 55 năm (31/1/1968 – 31/1/2023) cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ngày 31/1, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế), Ban liên lạc Cựu chiến binh Quân khu Trị Thiên đã tổ chức gặp mặt giao lưu các nhân chứng lịch sử, với sự tham gia của 600 cựu chiến binh ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã từng tham gia chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên Huế.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình thay mặt lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình thay mặt lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng

Trong không khí gặp mặt thân mật, nghĩa tình, các cựu chiến binh đã ôn lại những ký ức gian khổ nhưng hào hùng của chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Cách đây 55 năm, tiếng súng của quân và dân tỉnh Thừa Thiên – Huế vang lên khắp thành phố Huế, hòa chung khí thế tiến công với các tỉnh, thành miền Nam, mở màn cho chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Sau 4 ngày chiến đấu liên tục, quân và dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng của Mỹ, Ngụy; kiên cường bám trụ, đánh lui hàng trăm đợt phản kích của địch, giữ vững thành phố Huế trong suốt 25 ngày đêm, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung, buộc đế quốc Mỹ phải đơn phương xuống thang, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đi đến thắng lợi.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thiếu tướng Võ Văn Chót, Trưởng Ban liên lạc Cựu chiến binh Quân khu Trị Thiên cho biết, thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Bác Hồ, đêm ngày 30, rạng ngày 31/1/1968, quân dân miền Nam từ Trị - Thiên đến Khu 5 và Nam Bộ đã đồng loạt tiến công và nổi dậy, hướng trọng điểm nhằm vào các thành phố, thị xã, lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, gây cho địch tổn thất lớn, choáng váng nhiều ngày.

Theo Thiếu tướng Võ Văn Chót, thắng lợi lớn nhất và quan trọng nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là quân và dân ta đã làm đảo lộn chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của chúng. Sự kiện này cũng tác động trực tiếp đến đời sống chính trị, tinh thần nước Mỹ, làm cho làn sóng đấu tranh phản đối chiến tranh xâm lược trong nhân dân Mỹ lên cao chưa từng thấy. Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Johnson phải tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai.

Trước đó, Ban liên lạc Cựu chiến binh Quân khu Trị Thiên đã tổ chức chương trình về nguồn thăm các điểm di tích lịch sử cách mạng từ thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tại buổi gặp mặt, Ban liên lạc Cựu chiến binh Quân khu Trị Thiên cũng đã trao tặng nhiều suất quà đến các cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên, chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.