Trống Uganda 'kêu cứu' giữa vòng xoáy nhạc cụ điện tử

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Là một quốc gia Đông Phi với nền văn hóa đa dạng, phong phú, trống xuất hiện trong mọi sự kiện tại Uganda từ truyền tin cho đến trở thành nhạc cụ chủ chốt trong các lễ hội. Nhưng hiện nay, trống truyền thống Uganda đang dần bị thay thế bởi các nhạc cụ hiện đại khác, kéo theo các làng nghề và thợ thủ công làm trống phải đương đầu với nhiều thách thức chưa từng có.

Biểu diễn trống truyền thống Uganda. Ảnh: Singing Wells.
Biểu diễn trống truyền thống Uganda. Ảnh: Singing Wells.

Cái nôi của trống truyền thống Uganda

Mpambire, một ngôi làng ở quận Mpigi, miền trung Uganda, được biết đến là nơi sản sinh ra trống truyền thống trong cả nước. Ngôi làng rải rác các xưởng tạm, nơi trống được làm từ gỗ, gân và da động vật. Những đống gỗ lớn được đốn hạ từ khu rừng gần đó hiện đang nhanh chóng được thay thế bằng những khu vườn và khu định cư mới khi dân số của khu vực này ngày càng tăng.

Francis Yiga, một nghệ nhân trong làng, trả lời một cuộc phỏng vấn gần đây rằng kỹ thuật làm trống đã được truyền từ ông bà, cha mẹ cho tới thế hệ con cháu. Anh cho biết đây là một kỹ năng đặc biệt cần nhiều thời gian học hỏi.

"Tôi bắt đầu học cách làm trống khi còn đi học. Sau mỗi giờ lên lớp, tôi hỗ trợ ông ngoại một số công đoạn. Cũng vì sớm kiếm được tiền từ công việc này nên tôi bị cuốn hút vào nghề làm trống", Yiga nói.

"Chúng tôi đã được đào tạo và đang trồng số cây nguyên liệu của mình dù chúng mất nhiều thời gian hơn để phát triển. Chúng tôi cũng đi đến những nơi khác trên đất nước để lấy gỗ, đặc biệt là ở những khu vực mà cư dân không biết sử dụng chúng vào việc gì".

Còn Fred Mwanjje, hàng xóm của Yiga, cũng là một nghệ nhân làm trống cho hay, tùy vào kích thước của sản phẩm và nhu cầu của khách hàng, việc chế tác trống mất tới sáu tháng để có thể xuất ra một lô hàng. Mwanjje cho biết có những khách hàng với yêu cầu đặc biệt như làm nhiều bộ với một tông màu cụ thể.

Cả Mwanjje và Yiga đều tin rằng thời xa xưa tốt đẹp của trống truyền thống Uganda đã không còn sau sự ra đời của các nhạc cụ hiện đại như piano điện, guitar, trống hiện đại. Họ cũng tuyên bố rằng sinh kế của họ đang bị đe dọa bởi hiện đại hóa.

"Chúng tôi đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức vì nhạc cụ điện tử. Chúng tôi không bán được nhiều như trước đây. Ví dụ, với trường học, nhà thờ, chúng tôi từng bán trống cho họ nhưng giờ họ đang mua đàn piano. Ở địa phương này, ngày xưa mọi người thường mua trống để chơi trong đám cưới nhưng ngày nay họ thuê hệ thống âm thanh khuyếch đại", Yiga nói.

Các chuyên gia đồng tình với nghệ nhân khi cho rằng việc đón nhận những sản phẩm hiện đại mà không đánh giá tác động tiêu cực của nó đối với các giá trị văn hóa châu Phi là một mối đe dọa lớn.

Sam Okello, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Trung tâm Văn hóa Quốc gia Uganda, một tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm quảng bá văn hóa, nói rằng: "Dù hiện đại là tốt, nhưng nó cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ở giới trẻ, những người có thể chấp nhận cái mới mà quên đi các giá trị truyền thống". Ông nhấn mạnh rằng các quốc gia nên phát triển dựa trên các giá trị văn hóa của họ.

Yiga nói rằng mặc dù thời hiện đại đặt ra những mối đe dọa đối với sự tồn tại của trống truyền thống, nhưng sẽ rất khó để xóa sạch di sản này vì những người dân địa phương vẫn rất trân trọng văn hóa của họ.

"Đối với những người yêu thích trống, họ sẽ tiếp tục nhảy múa với chúng. Ví dụ như ở trường học, sẽ có hội diễn văn nghệ và học sinh không thể chỉ sử dụng đàn piano mà phải sử dụng trống", anh nói.

Tác động của COVID-19

Theo Mwanjje, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 vào năm 2020 đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã bấp bênh của các nghệ nhân làm trống tại Uganda.

Các trường học, tổ chức tôn giáo và trung tâm giải trí, vốn là những khách hàng chính của họ, đều bị đóng cửa khi chính phủ áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch. Điều này có nghĩa là các nghệ nhân cũng phải đóng cửa các cửa hàng của họ

Trống Uganda 'kêu cứu' giữa vòng xoáy nhạc cụ điện tử ảnh 1

Để tồn tại, trống cổ truyền Uganda đang được "thay áo mới". Ảnh: Tân Hoa Xã.

"COVID-19 đã ảnh hưởng đến chúng tôi rất nhiều vì tất cả những nơi chúng tôi bán sản phẩm đều đã đóng cửa còn khách du lịch thì không đến. Ngay cả việc tụ tập cũng không được phép", Mwanjje nói.

Mwanjje, giống như hầu hết các đồng nghiệp của anh đều lo sợ rằng khách hàng của họ có thể đã chuyển đi, một số doanh nghiệp đã đóng cửa. Các nghệ nhân hiện đang đặt hy vọng vào nền kinh tế mới mở cửa gần đây, tin rằng việc kinh doanh sẽ trở lại bình thường trước đại dịch.

Các nhóm nhạc ở Uganda cũng bắt đầu ấp ủ ý tưởng chơi nhạc cụ truyền thống cùng với các nhạc cụ điện hiện đại.

Bên cạnh đó, một số ban nhạc ở Kampala, thủ đô của Uganda, đã kết hợp các nhạc cụ truyền thống và hiện đại để tạo nên những bước ngoặt trong nghệ thuật ở châu Phi trong thời đại toàn cầu hóa văn hóa.

Bên cạnh việc xem trống là nhạc cụ, các nghệ nhân đang nghĩ các phương tiện tiếp thị trống như đồ trang trí, đồ chơi cho trẻ em và quà lưu niệm cho khách du lịch.

"Trống Uganda" dùng để chỉ một loại trống cổ truyền của Đông Phi được làm ra ở trong và xung quanh lãnh thổ Uganda. Phần thân bằng gỗ của trống được giấu bên dưới những đường viền có khoảng cách đều đặn để giữ chặt hai tấm da làm mặt trống.

Theo Global Times
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.