Những người da trắng đóng vai ‘chúa cứu thế’ ở châu Phi

(Ngày Nay) - Năm 2013, một người mẹ Uganda tên là Gimbo Zubeda được các nhân viên y tế thông báo rằng bé Twalali Kifabi, đứa con lên ba tuổi của cô, đang bị suy dinh dưỡng. Không có đủ điều kiện để chăm sóc con theo một chế độ ăn đặc biệt, cô Zubeda đã nghe lời giới thiệu của người quen và gửi con cho một cơ sở từ thiện xã hội có cung cấp chương trình dinh dưỡng trẻ em.
Renee Bach bị cáo buộc liên quan đến cái chết của hơn 100 trẻ em ở Uganda
Renee Bach bị cáo buộc liên quan đến cái chết của hơn 100 trẻ em ở Uganda

Nhưng chỉ ba ngày sau, Zubeda bất ngờ nhận được cuộc điện thoại thông báo rằng bé Twalali đã tử vong. Sau đó, một chiếc xe của cơ sở nói trên đã đưa thi thể của Twalali về nhà. Những người đại diện đưa cho người mẹ khoản tiền 50.000 shilling Uganda, tương đương với 14 USD, và bỏ đi không một lời giải thích.

“Tôi đã không hiểu điều gì đã lấy đi mạng sống của con tôi. Tôi cần một lời giải thích, nhưng những người đưa trả thi thể cháu về đã không nói lời nào”, Zubeda kể lại.

Bốn năm sau đó, năm 2017, một người mẹ khác tên là Kakai Annet cũng được thuyết phục gửi đứa con bị suy dinh dưỡng của mình tới cơ sở nói trên, nơi những đứa trẻ được chăm sóc ngoài tầm giám sát của bố mẹ chúng. Con trai của Kakai, bé Elijah Kabagambe, sau đó cũng đã được đưa tới một trung tâm sức khỏe cộng đồng mà không có lời giải thích nào. Chỉ vài ngày sau, cậu bé qua đời.

Hiện tại, hai người mẹ bất hạnh này đã khởi kiện cơ sở từ thiện tôn giáo phi chính phủ có tên “Phụng sự những đứa con của Chúa” và người sáng lập Renee Bach - một công dân Mỹ. Theo đơn kiện, cơ sở này không chỉ không được cấp phép hoạt động, mà cô Renee Bach vốn không có bằng cấp chuyên môn nhưng đã tự nhận là bác sĩ và tự tay thực hiện hàng loạt thủ thuật y khoa trên trẻ em.

Bác sĩ không bằng cấp

Năm 2007, ở tuổi 18, Renee Bach đã tới Uganda để hoạt động tình nguyện trong một trại trẻ mồ côi chỉ với một tấm bằng tốt nghiệp phổ thông trung học. Sau đó, người phụ nữ này đã thành lập tổ chức phi chính phủ “Phụng sự những đứa con của Chúa” tại quê nhà mình ở bang Virginia, Mỹ. Bach trở lại Uganda vào năm 2009 trong vai trò chủ tịch của tổ chức này.

Những người da trắng đóng vai ‘chúa cứu thế’ ở châu Phi ảnh 1

Renee Bach và một bé gái Uganda

Tại Uganda, “Phụng sự những đứa con của Chúa” đăng ký hoạt động như một tổ chức phi chính trong lĩnh vực truyền giáo và cung cấp phúc lợi cho những người yếu thế. Nhưng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, Bach, lúc này đã 30 tuổi, đã nhận chăm sóc hàng trăm trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ trầm trọng. Trong số đó, có tới 105 trẻ đã tử vong ngay tại cơ sở chăm sóc của tổ chức này.

Trong 15 năm đầu của thế kỷ XXI, Uganda đã thành công trong việc giảm đến hơn 50% số trẻ tử vong ở độ tuổi dưới 5. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là một vấn đề nhức nhối tại đất nước này. Trẻ em nghèo sống trong những gia đình có trình độ văn hóa thấp là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng Bach không chỉ ngồi một chỗ chờ những đứa trẻ nghèo đến xin giúp đỡ. Thay vào đó, người phụ nữ này tiếp cận các gia đình để thuyết phục họ giao con cho mình.

“Cô ta sẽ tìm kiếm những đứa trẻ ốm yếu nhất và thuyết phục mẹ của chúng gửi con đến cơ sở của mình thay vì điều trị trong các bệnh viện của chính phủ”, Ashley Laverty, một cựu tình nguyện viên của tổ chức cho biết.

Năm 2015, sau khi nhận được nhiều khiếu nại từ cộng đồng, nhà chức trách địa phương đã quyết định đóng cửa cơ sở chăm sóc trẻ em của tổ chức “Phụng sự những đứa con của Chúa”. Nhưng ngay sau đó, Renee Bach đã tìm đường hợp tác với một trung tâm sức khỏe cộng đồng khác để tiếp tục hoạt động. Vẫn chưa có cuộc điều tra nào được tiến hành, dù nhiều tư liệu hình ảnh cho thấy Bach trực tiếp tham gia thực hiện các thủ thuật y khoa như truyền máu, truyền tĩnh mạch.

Những người da trắng đóng vai ‘chúa cứu thế’ ở châu Phi ảnh 2

Trang mạng xã hội có tên “Những thiên thần châu Phi” của Renee Bach hiện tại là nơi lưu nhiều đầu mối chứng cứ nhất. Tại trang mạng này, Bach đã tăng tải nhiều hình ảnh trẻ em ốm yếu và thông tin sức khỏe của chúng cùng với các câu chuyện “cứu nhân độ thế” của mình. Trang mạng này có mục đích tìm kiếm nguồn tài trợ từ Mỹ. Theo cơ quan thuế Hoa Kỳ, tổng doanh thu của tổ chức “Phụng sự những người con của Chúa” trong năm 2017 lên tới 750.000 USD, toàn bộ là tiền quyên góp của các nhà hảo tâm.

Phụ nữ nghèo - “con mồi” được săn đón nhất

Trong vụ kiện tổ chức của Renee Bach, luật sư đại diện cho các gia đình nạn nhân là cô Primah Kwagala, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ phụ nữ và trẻ em yếu thế.

“Những người mẹ bị dụ dỗ đưa con vào trung tâm của Renee Bach là những người có trình độ văn hóa thấp. Khi họ thấy một phụ nữ da trắng nói tiếng Anh, đeo ống nghe và được các nhân viên tại trung tâm gọi là ‘bác sĩ’, thì họ sẽ cho rằng cô ta đúng là bác sĩ thật”, luật sư Kwagala nói.

Nữ luật sư cho rằng nhà truyền giáo người Mỹ đã mạo danh bác sĩ được một thời gian dài một phần là do hoàn cảnh của những những người mẹ và trẻ em tham gia vào chương trình này.

“Cô ta nhắm vào những người phụ nữ thất học và là nạn nhân của bạo hành gia đình. Họ không biết đọc, không biết viết, không biết cách diễn đạt bản thân. Họ cũng không hiểu về hệ thống y tế. Đây là những người dễ bị lợi dụng nhất”.

Những người da trắng đóng vai ‘chúa cứu thế’ ở châu Phi ảnh 3

Trẻ em Châu Phi chịu nhiều thiệt thòi

Trong số rất nhiều gia đình bị hại, chỉ có hai gia đình có thể đứng ra làm nguyên đơn bởi hầu hết những người cha người mẹ này không được cung cấp giấy tờ điều trị hay giấy chứng tử của con họ. Nhưng có một bằng chứng rõ ràng nhất là tấm hình của bé Twalali, với dây thiết bị y tế gắn đầy trên người, vẫn hiện diện trên trang mạng kêu gọi tài trợ của Bach cho đến tận năm 2018.

“Đó là một năm sau khi cháu bé tử vong. Chúng tôi đã đưa tấm hình cho người mẹ để xác nhận và cô ấy đã hoàn toàn suy sụp. Còn gì đốn mạt hơn việc lợi dụng một đứa trẻ đã chết trong tay họ, và người mẹ không bao giờ được thông báo nguyên nhân?”, luật sư Kwalaga nói.

Tổ hợp công nghiệp từ thiện của người da trắng

Nhóm luật sư Uganda đại diện các gia đình nạn nhân nhận định hành vi của Reene Bach và tổ chức “Phụng sự những người con của Chúa” phản ánh cái mà họ gọi là một “tổ hợp công nghiệp đấng cứu thế da trắng” - hay một niềm tin cho rằng bất cứ người da trắng nào không kể điều kiện kinh tế hay trình độ học vấn đều được coi là có thể chìa tay giúp đỡ người nghèo da màu.

Nhóm luật sư nhận định, đằng sau các dự án truyền đạo hay từ thiện của người da trắng tại khu vực châu Phi là tư tưởng “người da trắng thượng đẳng” và những định kiến sai lệch về châu Phi.

Những người da trắng đóng vai ‘chúa cứu thế’ ở châu Phi ảnh 4

Cơ sở y tế với trang thiết bị nghèo nàn khiến trẻ em châu Phi thiệt thòi

Chính bởi vậy, những dự án này có thể mang tới những hậu quả khôn lường cho những phụ nữ nghèo như Zubeda và Kakai. Chúng thường hướng tới nhóm đối tượng yếu thế vốn dĩ chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, biến họ thành đối tượng để thử nghiệm những ý tưởng liều lĩnh mà không phải đối mặt với hậu quả.

Trên thực tế, việc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có những hành vi vô trách nhiệm tại châu Phi không còn là sự cố đơn lẻ, mà đã trở thành một hiện tượng đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của chính quyền. Điển hình là một vụ bê bối xảy ra năm ngoái, khi tổ chức có tên “More Than Me” hoạt động tại Liberia cùng nhà sáng lập người Mỹ Katie Meyler bị buộc tối đã tạo điều kiện và dung túng cho hành vi bạo lực tình dục chống lại trẻ em gái đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn khu vực.

“Vụ bê bối xung quanh báo sĩ giả Renee Bach cho thấy những thực tế mà người châu Phi cần phải đối mặt: chúng ta cần phải phá bỏ lối tư duy nô lệ cho rằng người da trắng luôn đúng”, ông TMS Ruge, một nhà lý luận Uganda nhận định. “Chúng ta vẫn cứ cho rằng mình không thể làm chủ được vận mệnh và sự phát triển của chính mình. Những người da trắng đã nắm bắt được tâm lý và sự mất cân bằng quyền lực này để làm lợi cho mình”.

“Những người như Bach đã tận dụng vị thế một người da trắng và một giáo dân Công giáo bảo thủ để trục lợi trên sự tự ti và tuyệt vọng của người Uganda, đặc biệt là những người mẹ”, ông Asia Russel, giám đốc điều hành tổ chức Health GAP tại Uganda nhận định. “Những kẻ lừa đảo nguy hiểm như Bach có điều kiện thuận lợi để tự tung tự tác trong môi trường này. Và đáng buồn là đây không phả trường hợp đơn lẻ”.

Luật sư Kwagala cho biết, trong vụ kiện Rene Bach, các thân chủ của cô đang tìm kiếm một phán quyết về sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và vị thế xã hội, bên cạnh các vi phạm về quyền sống, quyền sức khỏe, quyền phẩm giá và quyền tinh thần của nạn nhân.

“Chúng tôi mong muốn rằng tòa án sẽ ra phán quyết về tội phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và vị thế xã hội. Các thân chủ của tôi là phụ nữ da màu, nghèo khổ, trình độ văn hóa thấp nên đã thành đối tượng bị lợi dụng”, luật sư Kwagala nói. Cô cũng cho rằng, xã hội cần nhìn rộng ra bức tranh lớn hơn chứ không chỉ dừng lại ở trường hợp của Renee Bach.

“Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại hoạt động cứu trợ và những hệ thống đã đẩy người phụ nữ châu Phi vào tình cảnh này, trong đó chủng tộc là một yếu tố”.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.