Trung Quốc: Chủ nghĩa dân tộc gia tăng đi cùng với sự thù địch hướng vào truyền thông nước ngoài

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà báo nước ngoài đưa tin về thảm họa lũ lụt ở Trung Quốc phải hứng chịu thái độ thù địch từ người dân, trong bối cảnh tinh thần dân tộc tại nước này đang tăng cao. Dân chúng dường như trở nên nhạy cảm hơn với mọi nội dung tin tức mang tính tiêu cực khi miêu tả về đất nước.
Ngập lụt ở thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Noel Celis / AFP)
Ngập lụt ở thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Noel Celis / AFP)

Những cơn mưa tầm tã ở Trịnh Châu kéo dài trong ba ngày đã gây ra tình trạng ngập lụt diện rộng, nước tràn ngập đường phố và đường hầm tàu ​​điện ngầm. Các trận mưa sau đó di chuyển lên phía Bắc, tiếp tục tàn phá các thành phố lớn và các khu vực nông thôn.

Khi đến tác nghiệp tại khu vực, các phóng viên Alice Su của Los Angeles Times và Mathias Boelinger của Deutsche Welle đã đối mặt với một đám đông giận dữ buông những lời cáo buộc họ lan truyền "tin đồn bịa đặt" và vu khống Trung Quốc.

Alice Su sau đó đã viết trên trang cá nhân rằng có nhiều người ở Trịnh Châu và các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn tương đối cởi mở và sẵn sàng trả lời phỏng vấn về những khó khăn của họ. Thế nhưng, đám đông mà cô đụng phải "trông thực sự tức giận và chỉ chực đuổi những người nước ngoài đi."

Tương tự, Mathias Boelinger cho biết rằng anh đã bị xô đẩy và la mắng vì “bôi nhọ Trung Quốc”, và rõ ràng là đám đông đã lầm tưởng rằng anh ta là phóng viên Robin Brant của hãng BBC. “Điều tôi không biết vào thời điểm đó là một cuộc săn lùng [Brant] đang diễn ra.” Beolinger nói về làn sóng tẩy chay hãng tin BBC trong giới dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nước này.

Stephen McDonell - một phóng viên khác của BBC tại Trung Quốc - cho biết trên Twitter có một "chiến dịch quấy rối được dàn dựng rõ ràng", tập trung chủ yếu vào nhân viên hãng BBC, bao gồm các tin nhắn đe dọa nhằm vào gia đình của các phóng viên, nhà báo nước ngoài.

Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc xuất hiện nhiều lời chỉ trích, và một số mang tính chất đe dọa, bao gồm tiết lộ cả thông tin cá nhân của các nhà báo nước ngoài. Một số thậm chí bình luận yêu cầu trục xuất các nhà báo bao gồm Boelinger và Su, trong khi nhiều người kêu gọi mọi người theo dõi Brant và báo cáo vị trí của anh ta.

Theo lời Alice Su, ít nhất một người đàn ông ở Trịnh Châu đã lên tiếng xin lỗi, nhưng “Đó không phải là một trải nghiệm thú vị”. Các phóng viên khác trả lời rằng họ cũng đã trải qua những tình huống tương tự khi đưa tin về lũ lụt. Các bài đăng tẩy chay trên Weibo cũng nhắm vào các phóng viên của Al Jazeera và CNN. Khi một nữ nhà báo Trung Quốc có động thái xoa dịu tình hình, cô cũng nhận phải các chỉ trích của phía dư luận.

Số người chết chính thức do lũ lụt ít nhất là 69 người, trong đó 5 người mất tích, nhưng truyền thông Trung Quốc đã xác định được còn ít nhất 22 người nữa.

Theo Thời báo Kỹ thuật số Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc - vốn được các cơ quan chức năng giám sát và kiểm soát chặt chẽ - được lệnh chỉ đưa tin tức về thương vong và thiệt hại tài sản từ cơ quan có thẩm quyền, đồng thời được hướng dẫn không “dùng giọng điệu đau buồn quá mức hoặc cường điệu hóa hoặc lôi kéo những mối liên hệ với các sự kiện trong quá khứ".

Chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở Trung Quốc và sự thù địch với truyền thông nước ngoài đã khiến việc đưa tin ngày càng trở nên khó khăn, kéo theo nhiềm mối nguy hiểm rủi ro có thể xảy đến đối với các cơ quan truyền thông nước ngoài tại đây.

Trong 18 tháng qua, ít nhất 16 nhà báo Hoa Kỳ đã bị trục xuất, và ít nhất bốn nhà báo - bao gồm cả John Sudworth của BBC và hai nhà báo Úc - buộc phải bỏ trốn. Hai người khác - người dẫn chương trình truyền hình Australia Cheng Lei và nhà báo Haze Fan của Bloomberg Trung Quốc - đã bị bắt và tạm giam vì các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia.

Theo The Guardian
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.