"Trung Quốc dự kiến sẽ chuẩn bị cho sự phát triển ý tưởng và thử nghiệm công nghệ 6G vào đầu năm 2020", tờ Asia Times đưa tin. Tính lưu động vô song và tốc độ truyền cực nhanh được cung cấp bởi mạng 6G sẽ nhanh hơn 10 lần so với mạng 5G. Điều này đã để lại ấn tượng cho công chúng rằng việc triển khai 6G đã bắt đầu ở Trung Quốc và một số người thậm chí còn cho rằng nước này đang dẫn đầu thế giới về 6G.
Ông Miao Wei - Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, cũng đã tiết lộ kế hoạch của đất nước về việc bắt đầu nghiên cứu công nghệ 6G. "Tuy nhiên, tôi phải nói rằng 6G vẫn còn lâu mới trở thành hiện thực".
Các tiêu chuẩn viễn thông được áp dụng toàn cầu là điều bắt buộc đối với các công nghệ truyền thông di động bao gồm nhu cầu dịch vụ chuyển vùng trên toàn cầu, do đó cần phải có một thời gian đàm phán dài trước khi các công nghệ viễn thông thế hệ mới ra đời.
Thông thường, các công ty viễn thông của mỗi quốc gia sẽ đưa ra tầm nhìn của mình và sau đó các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức để đạt được sự đồng thuận. Các công ty sau đó sẽ bắt đầu nghiên cứu các công nghệ theo tầm nhìn đã được thống nhất và đề xuất các tiêu chuẩn công nghệ của họ.
Các tiêu chuẩn này sẽ được cạnh tranh với nhau dưới sự đồng thuận về những cải tiến có thể được thực hiện đối với các tiêu chuẩn cuối cùng. Và các tiêu chuẩn cuối cùng được chọn vẫn sẽ được đệ trình lên Liên minh Viễn thông Quốc tế để bỏ phiếu. Chỉ sau khi được phê duyệt, các tiêu chuẩn viễn thông di động thế hệ tiếp theo mới được thiết lập.
Trong thời đại 2G và 3G, việc sản xuất các thiết bị đã không bắt đầu cho đến khi các tiêu chuẩn được phê duyệt và chỉ trong 1-2 năm sau việc triển khai mạng mới được bắt đầu. Khi 4G ra đời, công nghệ trở nên trưởng thành hơn. Do đó, một số quốc gia bắt đầu nghiên cứu và sản xuất các thiết bị và thậm chí bắt đầu triển khai mạng trước khi các tiêu chuẩn công nghệ giành được sự chấp thuận chính thức. Trong mọi trường hợp, viễn thông di động không thể chỉ được thúc đẩy bởi một quốc gia riêng lẻ. Do đó, việc nghiên cứu công nghệ 6G của Trung Quốc phải phù hợp với những nỗ lực toàn cầu.
Với các tiêu chuẩn 5G sắp được phê duyệt và mạng 5G được thiết lập trên quy mô lớn, không có gì đáng ngạc nhiên khi các công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ 6G hiện đang được tiến hành. Chính phủ, các trường đại học và doanh nghiệp Trung Quốc đã xem xét sự phát triển của mạng 6G. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của một hành trình dài để tiến vào thế giới 6G.
Phải mất khoảng 10 năm từ 1969 đến 1979 để công nghệ viễn thông di động thế hệ đầu tiên tiến tới việc triển khai mạng từ những nghiên cứu và phát triển ban đầu. Việc xây dựng toàn diện các mạng 1G thậm chí còn muộn hơn. Phải đến 10 năm sau, mạng di động 2G mới xuất hiện, sau đó phải mất thêm 5 năm nữa để mạng 2G ra đời. Mọi thứ trở nên nhanh hơn nhiều sau khi có sự xuất hiện của 4G. Đặc biệt, Trung Quốc chỉ cấp giấy phép cho mạng 3G vào tháng 1 năm 2009 và sắp có 5G vào năm 2019.
Điều này cho thấy, quá trình chuyển đổi từ 5G sang công nghệ viễn thông thế hệ tiếp theo sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc chuyển từ 3G sang 4G không liên quan đến những thay đổi đột phá về mặt thiết bị.
Vì công nghệ 5G đòi hỏi những thay đổi mang tính cách mạng, các thiết bị và ứng dụng hỗ trợ 5G cần được tạo ra. Như vậy, vẫn cần phải xem liệu nước này đã sẵn sàng để chứng kiến sự bùng nổ ứng dụng 5G trong vài năm tới. Theo đó, có thể mất nhiều thời gian hơn để 5G trở thành hiện thực, do đó hy vọng cho sự xuất hiện của 6G trong tương lai gần là rất nhỏ.
Tóm lại, sự ra đời thực sự của 6G vẫn còn một chặng đường dài và mục tiêu hàng đầu hiện nay vẫn là đưa 5G vào cuộc sống hàng ngày. Và hãy nhớ rằng: vì Trung Quốc chỉ là một thành viên của thế giới, đất nước này sẽ không đi đầu trong việc phát triển 6G.