Trung Quốc khẳng định tiếp tục chính sách 'Zero COVID-19'

0:00 / 0:00
0:00
Giới chức y tế Trung Quốc ngày 6/11 tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì chính sách “Zero COVID-19” (quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng), khẳng định các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của nước này là “tuân thủ theo khoa học”.
Trung Quốc khẳng định tiếp tục chính sách 'Zero COVID-19'

Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, ông Wu Liangyou phát biểu với báo chí: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tuân thủ các biện pháp kiểm soát COVID-19 chặt chẽ, xây dựng một rào chắn vững chắc chống lại những ca bệnh nhập cảnh và lây nhiễm trong nước. Chiến lược ngăn chặn sự lây lan của các ca nhập cảnh và nội địa đã được chứng minh là tuân thủ theo khoa học và phù hợp với điều kiện của đất nước”.

Trung Quốc hiện đang cố gắng kiểm soát đợt dịch bùng phát cách đây vài tuần với 918 ca nhiễm được ghi nhận tại 44 thành phố thuộc 20 tỉnh của nước này. Trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục ghi nhận 55 ca mắc mới, trong đó có 40 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Với quyết tâm theo đuổi chiến lược "Zero COVID-19", chính quyền các địa phương phát hiện các ca nhiễm mới COVID-19 ngay lập tức triển khai các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Theo ông Chung Nam Sơn - chuyên gia về các bệnh hô hấp từng tham gia đóng góp cho chiến lược ứng phó với COVID-19 của Trung Quốc đầu năm 2020, chính sách "Zero COVID-19" có thể sẽ được áp dụng lâu dài ở Trung Quốc, tùy thuộc diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới. Ông nhận định chính sách này mặc dù tốn kém nhưng hậu quả sẽ còn nhiều hơn nếu để dịch lây lan. Trong khi đó, chuyên gia phân tích của hãng nghiên cứu Gavekal Dragonomics - ông Ernan Cui, cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ duy trì chính sách "Zero COVID-19" trong khoảng một năm nữa nhờ khống chế thành công các vùng dịch.

Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, Trung Quốc đã liên tục tăng cường các biện pháp ứng phó như xét nghiệm diện rộng, phong tỏa vùng dịch và hạn chế đi lại, mặc dù các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến kinh tế của các địa phương.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.