Truyện kiếm hiệp Việt Nam còn có mấy ai?

(Ngày Nay) - Tiểu thuyết kiếm hiệp – dã sử “Nam triều kiến mộng” dày hơn 400 trang của tác giả sinh năm 1988 Bửu Nguyễn vừa ấn hành chỉ với 500 cuốn rất khác với những gì độc giả được biết ở thể loại này với những tên tuổi lớn như Kim Dung, Cổ Long… được đón đọc từ khi in hàng ngày trên nhật báo, in sách và dựng thành phim.

Phải chăng thể loại văn học này của tác giả người Việt ít được bạn đọc đón nhận hoặc đã thoái trào?

Tuy nhiên, tác giả Bửu Nguyễn, cho rằng: “Độc giả Việt rất thích đọc thể loại kiếm hiệp nhưng số tác giả khai thác mảng này rất ít, cho nên tôi thấy mảnh đất này còn tương đối màu mỡ. Ngoài ra, tôi có xu hướng kết hợp lịch sử vào tiểu thuyết kiếm hiệp để khơi gợi, làm cầu nối để độc giả tìm hiểu thêm lịch sử. Quan điểm của tôi là hư cấu võ hiệp để nâng cao lịch sử đồng thời cũng truyền tải một số thông điệp về nhân sinh”.

Truyện kiếm hiệp Việt Nam còn có mấy ai? ảnh 1

Tiểu thuyết kiếm hiệp – dã sử Nam triều kiến mộng

Trong quá khứ, truyện kiếm hiệp do tác giả người Việt chấp bút từng được độc giả Việt yêu thích. Gần 100 năm trước, cuốn tiểu thuyết “Giọt máu chung tình” của Tân Dân Tử ra đời (năm 1926) cũng dùng bối cảnh lịch sử triều Nguyễn, với hai nhân vật chính Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà đã trở thành cảm hứng cho các tác phẩm sân khấu, vọng cổ nổi danh về sau. Trong lời tựa cho cuốn tiểu thuyết này, nhà văn Tân Dân Tử có nói rõ mục đích của tác giả là muốn sử dụng chính tư liệu lịch sử của xứ ta để khởi dậy tinh thần tự chủ dân tộc trong văn chương.

Tại miền Nam trước 1975, cũng có một vài tác giả viết kiếm hiệp nhưng đã bị những tên tuổi lớn như Kim Dung, Cổ Long khỏa lấp. Nhưng không vì vậy mà các tác giả người Việt bỏ trắng thể loại này, vẫn còn số ít các nhà văn chọn kiếm hiệp để làm đất… dụng võ công. Cũng như nhiều thể loại văn học khác có chung cảnh ngộ khi số lượng sách in hiện nay quá ít, khiến nhiều nhà hoạt động trong lĩnh vực này cảnh báo về sự suy yếu của văn hóa đọc sách trong xã hội.

Theo tác giả Bửu Nguyễn, người Việt viết kiếm hiệp hiện tại vẫn có nhưng không nhiều, phần đông các nhà văn chỉ viết dã sử, tức lấy bối cảnh cổ, kiếm hiệp có lẽ khó ở khâu mô tả võ công nên ít người viết. Nếu được chuyển thể thành phim cũng góp phần tạo sự thành công cho tác giả viết kiếm hiệp nhưng ở ta lại rất khó.

Truyện kiếm hiệp Việt Nam còn có mấy ai? ảnh 2

Tác giả Bửu Nguyễn

“Võ công chủ đạo trong Nam triều kiến mộng là Duy ngã huyền công, lấy cảm hứng từ câu “duy ngã độc tôn” và thuyết "Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo" của Phật giáo. Muốn luyện được tuyệt đỉnh này thì phải đủ sự từ bi, thiếu từ bi sẽ rơi vào ma đạo. Huỳnh Công Lý và Nguyễn Đăng Bảo dùng cùng loại võ công, nhưng Huỳnh Công Lý rơi vào ma đạo, vì thiếu từ bi, nên bị diệt vong. Một số võ công khác dựa vào các võ phái ở Bình Định như Tây Sơn Nhạn, Sa Long Cương... rồi hư cấu thêm” – Bửu Nguyễn mô tả phần võ công mà anh dùng trong truyện của mình.

Một tác phẩm kiếm hiệp hay võ hiệp phải hội đủ bốn yếu tố: võ - hiệp - kỳ - tình. Trong đó, hiệp nghĩa được đặt lên hàng đầu vì nếu thiếu “hiệp” thì tác phẩm trở thành tiểu thuyết võ thuật, chỉ đơn thuần giải trí chứ không mang lại giá trị nhân văn. Ngoài ra, yếu tố kỳ ảo cũng là thứ khiến độc giả mê đắm. Các yếu tố võ - hiệp - kỳ - tình này sẽ được gia giảm tùy theo ý muốn của từng tác giả.

Đọc sách hay coi phim kiếm hiệp chỉ thấy các nhân vật suốt ngày đánh nhau tranh tài cao thấp hoặc ngôi minh chủ chứ chẳng phải lo toan mưu sinh gì? Bửu Nguyễn lý giải: “Các nhân vật trong võ lâm thường được cường điệu hóa hoặc lược bỏ bớt chuyện cơm áo gạo tiền nhằm nâng cao tính hiệp nghĩa. Thực tế, trong lịch sử thường có những người, phần lớn là thuộc giai cấp quý tộc hoặc phú hào trong xã hội mời môn khách về nhà và cung cấp đầy đủ mọi điều kiện vật chất để họ chuyên tâm sáng tạo hoặc luyện võ. Ví dụ bên Trung Quốc có tứ công tử thời Chiến Quốc, trong đó nổi bật nhất là Mạnh Thường Quân. Ở Việt Nam cũng không hiếm, ví dụ như Lê Lợi, Nguyễn Nhạc đều bỏ tiền bạc để nuôi môn khách, kết giao hào kiệt nhằm giúp mình gầy dựng nghiệp lớn.

Truyện kiếm hiệp Việt Nam còn có mấy ai? ảnh 3
Tiểu thuyết kiếm hiệp – dã sử Nam triều kiến mộng

Bửu Nguyễn cho biết anh viết và chỉnh sửa Nam triều kiếm mộng trong 10 năm (2013-2023) nhưng sách in chỉ 500 cuốn thì tác giả chắc cũng sống giống các nhân vật kiếm hiệp? Bửu Nguyễn, chia sẻ: “Cá nhân tôi cũng phải gồng mình kiếm sống dù cũng ráng cân bằng giữa đời thực và chuyện “lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ”. May mắn là trong những năm gần đây tôi xin được những khoản tài trợ nghiên cứu nhỏ, cũng liên quan đến việc viết lách nên thay vì phải “xông pha vào giang hồ” để kiếm sống thì tôi tập trung vào nghề viết hơn”.

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.